190
/
144146
Mức độ nguy hiểm của cúm A(H5N1)
muc-do-nguy-hiem-cua-cum-a-h5n1
news

Mức độ nguy hiểm của cúm A(H5N1)

Thứ 3, 14/03/2023 | 12:04:00
2,086 lượt xem

PGS.TS Trần Đắc Phu cho biết cúm A(H5N1) từng lưu hành và gây tỷ lệ tử vong cao tại nước ta. Hiện dịch không bùng phát trên người nhưng chúng ta phải cảnh giác, không được chủ quan.

Nguy cơ dịch cúm gia cầm từ Campuchia xâm nhập vào Việt Nam

Campuchia mới đây ghi nhận 2 trường hợp mắc cúm A(H5N1) tại tỉnh Prey Veng, trong đó có 1 người đã tử vong. Đây là những ca bệnh cúm A(H5N1) trên người mới nhất tại Campuchia kể từ năm 2014.

Bộ Y tế cho rằng trong điều kiện giao lưu thương mại ngày càng rộng mở giữa Việt Nam và các nước trên thế giới, nguy cơ cúm gia cầm có thể xâm nhập vào nước ta và lây nhiễm sang người là rất lớn, đặc biệt là các tỉnh có đường biên giới với các quốc gia đang có dịch.

Mức độ nguy hiểm của cúm A(H5N1) - 1

Cúm A(H5N1) là một chủng cúm nguy hiểm, tỷ lệ tử vong có thể lên đến 60% (Ảnh minh họa: Abc).

Tại Việt Nam, thời tiết đang trong giai đoạn chuyển mùa và thay đổi bất thường thuận lợi cho virus cúm gia cầm phát triển. Đồng thời các lễ hội vẫn tiếp tục được tổ chức, do đó hoạt động vận chuyển và buôn bán gia cầm có thể gia tăng. Vì vậy, luôn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm sang người.

Trước đó, vào cuối năm 2022, Việt Nam cũng ghi nhận ca nhiễm cúm A(H5N1) trên người (tại tỉnh Phú Thọ) đầu tiên kể từ năm 2014 đến nay.

PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, virus cúm H5N1 thường lưu hành ở đàn chim và trên các đàn gia cầm. Các nước ở khu vực Đông Nam Á, châu Á hàng năm vẫn ghi nhận dịch trên đàn gia cầm.

"Tại Việt Nam, hiện dịch không bùng phát trên người và không gây ra những ca triệu chứng nặng và tử vong nhưng chúng ta phải cảnh giác. Đồng thời phải đánh giá xem mức độ nguy hiểm thế nào vì dịch cúm A(H5N1) đã lưu hành, lây lan dịch và gây tử vong cao ở người trong năm 2005", PGS Phu nói.

Theo đó, phải đánh giá nguy cơ rất cụ thể: dịch có bùng lên ở đàn gia cầm hay có lây sang người không…

"Cúm H5N1 có thể vào Việt Nam qua các đàn gia cầm ở Campuchia hoặc từ các đàn động vật chim hoang dã. Vì thế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần làm tốt công tác kiểm dịch thú y. Nếu làm không tốt, nguy cơ dịch bệnh xâm nhập là rất lớn", PGS Phu nhấn mạnh.

Cúm A(H5N1) là chủng cúm độc lực cao

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cúm A(H5N1) là một phân nhóm virus cúm A, lây truyền giữa các loài chim, gia cầm và động vật khác, lây sang cho người và gây tử vong. Đây là một chủng cúm độc lực cao.

Ở người, tỷ lệ tử vong do cúm A(H5N1) có thể lên tới 60%. Bệnh diễn biến cấp tính, người bệnh có thể có các biểu hiện sau đây:

- Sốt trên 38 độ C có thể rét run.

- Ho, thường ho khan, đau ngực, ít gặp triệu chứng viêm long đường hô hấp trên..., khó thở, thở nhanh, tím tái.

- Nghe phổi thấy có ran nổ, ran ẩm, nhịp tim nhanh, đôi khi có sốc.

- Các triệu chứng khác: Đau đầu, đau cơ, tiêu chảy, rối loạn ý thức, suy đa tạng.

- X-quang phổi: Tổn thương thâm nhiễm lan tỏa một bên hoặc hai bên, tiến triển nhanh.

Chim nước di trú, mà hầu hết là các loài vịt, là ổ chứa tự nhiên của virus cúm gia cầm và chúng thường đề kháng với nhiễm virus, có nghĩa là chúng mang virus mà không bị bệnh. Các gia cầm nuôi đặc biệt cảm thụ với virus cúm chim. Tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với loài chim nước di cư là nguyên nhân phổ biến của dịch. Những chợ chim sống cũng đóng vai trò quan trọng làm lan truyền dịch.

Nhiễm virus cúm gia cầm ở người xảy ra đồng thời với dịch cúm gia cầm có độc lực cao ở các loài gia cầm.

Thời kỳ ủ bệnh của cúm A(H5N1) dài hơn thời kỳ ủ bệnh của cúm mùa, khoảng 2-8 ngày và có thể dài đến 17 ngày. Tuy nhiên, việc phơi nhiễm nhiều lần với virus dẫn đến việc khó xác định chính xác thời kỳ ủ bệnh.

Người dân lưu ý không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực hiện an toàn thực phẩm trong giết mổ, chế biến gia cầm và các sản phẩm của gia cầm, không ăn tiết canh và không sử dụng gia cầm ốm, chết không rõ nguyên nhân.

Khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.

Khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.

Theo Dân trí

https://dantri.com.vn/suc-khoe/muc-do-nguy-hiem-cua-cum-ah5n1-20230313113418314.htm 

  • Từ khóa

Khoa học giải oan cho xoài ngọt

Xoài là một trong những loại trái cây nhiệt đới được yêu thích nhất trên thế giới. Nhưng vì xoài có chứa đường tự nhiên nên nhiều người thắc mắc là người...
10:22 - 29/04/2024
87 lượt xem

6 loại đồ uống tự làm giúp gan khỏe hơn

Chăm sóc gan và thực hiện các biện pháp điều chỉnh lối sống có thể tăng cường chức năng của gan và làm chậm bệnh gan nhiễm mỡ. Dưới đây là 6 loại đồ uống...
07:16 - 29/04/2024
157 lượt xem

Vết bầm tím bất thường có thể cảnh báo ung thư

Vết bầm tím là do mạch máu dưới da bị tổn thương, làm máu thoát ra ngoài và tạo thành vết bầm dưới da. Những va chạm đủ mạnh sẽ gây ra các vết bầm tím...
08:56 - 28/04/2024
715 lượt xem

Bác sĩ chia sẻ chế độ ăn giúp kiểm soát huyết áp cao

Người bệnh huyết áp cao cần có chế độ ăn hợp lý, kiểm soát cân nặng, cắt giảm muối, bổ sung lượng kali, magie và canxi phù hợp.
09:15 - 27/04/2024
1,303 lượt xem

Một loại vitamin có khả năng tăng cường miễn dịch ung thư

Nhóm tác giả từ các cơ sở nghiên cứu hàng đầu ở Mỹ và Đan Mạch đã đạt được kết quả bất ngờ trong thử nghiệm liên quan đến ung thư đường tiêu hóa.
17:12 - 26/04/2024
1,718 lượt xem