190
/
151942
9 loại thực phẩm cần cho người bệnh sốt xuất huyết mau phục hồi
9-loai-thuc-pham-can-cho-nguoi-benh-sot-xuat-huyet-mau-phuc-hoi
news

9 loại thực phẩm cần cho người bệnh sốt xuất huyết mau phục hồi

Thứ 2, 14/08/2023 | 15:52:00
2,009 lượt xem

Ngoài các phương pháp điều trị và phòng ngừa khác nhau, chế độ ăn cũng đóng vai trò hỗ trợ cho quá trình hồi phục của người bệnh sốt xuất huyết.

Lấy máu xét nghiệm sốt xuất huyết - Ảnh: X.MAI

Lấy máu xét nghiệm sốt xuất huyết - Ảnh: X.MAI

Những dấu hiệu đặc trưng của bệnh sốt xuất huyết: sốt cao đột ngột và liên tục, đau đầu, đau cơ, đau quanh hốc mắt, nổi các chấm đỏ (chấm xuất huyết) trên da, da đỏ sung huyết.

Trong giai đoạn nguy hiểm, từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của đợt bệnh, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như: đau bụng, lừ đừ, li bì, gan to, nôn ói nhiều, chảy máu chân răng, chảy máu cam, xuất huyết đường tiêu hóa. Một số ít bệnh nhân có thể rơi vào trường hợp nặng: tụt huyết áp, suy cơ quan (thận, gan, não...), xuất huyết nặng.

Dưới đây là 9 loại thực phẩm cần cho người bệnh sốt xuất huyết mau phục hồi sức khỏe:

1. Các loại thịt nạc và cá (thịt vịt, thăn bò, thịt gà, cá...)

2. Các loại rau lá xanh (cải xoăn, rau bina, rau diếp...)

3. Trứng

4. Sữa và các sản phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua...)

Bốn nhóm thực phẩm trên có hàm lượng protein và sắt cao giúp ngăn ngừa thiếu máu, tăng cường hệ thống miễn dịch.

5. Các loại trái cây như dưa hấu, chuối, lê, xoài giúp cung cấp vitamin và mọng nước.

6. Một số loại trà như trà hoa cúc và trà bạc hà cũng có thể có lợi trong việc kiểm soát các triệu chứng buồn nôn, đau đầu và đau nhức cơ thể.

7. Bổ sung vitamin D cũng có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, có tác dụng điều hòa miễn dịch trong bệnh sốt xuất huyết (có trong cá, hàu, tôm, nấm, lòng đỏ trứng, nước cam...).

8. Vitamin E cũng mang lại những lợi ích tương tự kèm khả năng chống oxy hóa giúp bảo vệ các tế bào của hệ thống miễn dịch (có nhiều trong hạnh nhân, rau bina, bơ, quả kiwi, cá hồi, tôm, dầu ô liu, dầu mầm lúa mì và bông cải xanh...).

9. Nước dừa là thức uống giải khát ngon lành, cũng là thức uống thay thế thích hợp nếu bạn không uống được Oresol, giúp bù nước, điện giải.

Lưu ý quan trọng khi bị sốt xuất huyết

Bù nước: sốt xuất huyết thường gây sốt cao, nôn ói, cùng với tác động của vi rút khiến máu cô đặc hơn, vì thế vấn đề bù nước vô cùng quan trọng với các bệnh nhân. Với người lớn, bạn cần cố gắng uống 3 lít nước mỗi ngày (nước lọc, nước dừa, Oresol...).

Không được tự ý truyền nước, dùng thuốc hạ sốt, giảm đau bừa bãi nếu chưa được bác sĩ xem xét và chỉ định để tránh các tác dụng phụ của thuốc hạ sốt (như xuất huyết bao tử) và dư dịch truyền (gây khó thở) khiến bệnh tình trầm trọng hơn.

Theo Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/9-loai-thuc-pham-can-cho-nguoi-benh-sot-xuat-huyet-mau-phuc-hoi-2023081323391477.htm 

  • Từ khóa

Bất ngờ với 14 yếu tố có thể hủy hoại não bộ từ khi còn trẻ

Một nghiên cứu từ Anh - Hà Lan đã chỉ ra một loạt nguyên nhân giật mình tác động đến não bộ, gây ra chứng sa sút trí tuệ khởi phát ở tuổi trẻ...
15:08 - 05/05/2024
147 lượt xem

Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh sẽ không có nguy cơ ngộ độc?

Các bác sĩ cho biết không phải cứ bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh là không lo ngộ độc thực phẩm, bảo quản sai cách dễ hư hỏng gây ngộ độc.
10:06 - 05/05/2024
274 lượt xem

Có nên ăn thịt bò mỗi ngày để bổ máu?

'Ăn thịt bò có thật sự bổ máu; ăn thịt bò mỗi ngày có tốt không?'... là thắc mắc thường gặp của nhiều người trong cuộc sống hằng ngày.
06:55 - 05/05/2024
326 lượt xem

Dưa hấu và dưa lưới: Loại quả nào tốt hơn cho sức khỏe?

Nhờ hàm lượng nước cao, dưa là lựa chọn tối ưu cho chế độ ăn kiêng vào mùa hè. Nhưng ăn dưa hấu và dưa lưới, loại nào tốt hơn cho sức khỏe?
12:39 - 04/05/2024
763 lượt xem

AstraZeneca thừa nhận vắc xin có thể gây cục máu đông, có đáng lo?

Lần đầu tiên AstraZeneca thừa nhận vắc xin COVID-19 của hãng có thể gây cục máu đông, nói đây là tác dụng phụ hiếm gặp. Nhiều người ở Việt Nam đã tiêm...
14:51 - 03/05/2024
1,306 lượt xem