205
/
145265
Thủ tướng nêu thông điệp sử dụng công bằng nguồn nước sông Mekong
thu-tuong-neu-thong-diep-su-dung-cong-bang-nguon-nuoc-song-mekong
news

Thủ tướng nêu thông điệp sử dụng công bằng nguồn nước sông Mekong

Thứ 4, 05/04/2023 | 11:59:00
2,084 lượt xem

Từ câu chuyện của Đồng bằng sông Cửu Long, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu thông điệp sử dụng công bằng và hợp lý tài nguyên nước sông Mekong, xây dựng chính sách lấy con người làm trung tâm, bảo đảm sinh kế bền vững của người dân.

Thủ tướng nêu thông điệp sử dụng công bằng nguồn nước sông Mekong - Ảnh 1.

Phiên họp hẹp của Ủy hội sông Mekong diễn ra trước phiên họp toàn thể của hội nghị cấp cao - Ảnh: PHÚC NGUYÊN

Sáng 5-4, trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mekong đang diễn ra tại Lào, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có phát biểu tại phiên gặp giữa thủ tướng các nước thành viên Ủy hội sông Mekong.

Theo Thủ tướng, sông Mekong là nguồn nước, nguồn tài nguyên và là nguồn sống đã gắn kết hàng chục triệu người dân sinh sống trên lưu vực. Ông nhìn nhận lưu vực sông Mekong đang đứng trước những thách thức rất lớn.

Trong đó, vùng Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam nằm ở cuối nguồn sông Mekong, đang cảm nhận rõ nhất những tác động nặng nề này.

Từ chuyện giảm phù sa ở Đồng bằng sông Cửu Long

Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam dẫn chứng, năm 2020 lượng phù sa của Đồng bằng sông Cửu Long đã giảm chỉ còn bằng 1/3 lượng phù sa của trước đó 15 năm. Với tốc độ suy giảm hiện tại, các nhà nghiên cứu ước tính vào năm 2040 vùng Đồng bằng sông Cửu Long chỉ còn không tới 5 triệu tấn phù sa/năm.

Báo cáo của nhiều tổ chức nghiên cứu độc lập đều đánh giá Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những khu vực địa lý chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới về các tác động tiêu cực biến đổi khí hậu như lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở…

Theo Thủ tướng, thực tế này đang trực tiếp ảnh hưởng tới sinh kế của hơn 20 triệu người dân Việt Nam, vấn đề an ninh lương thực và an ninh nguồn nước của Việt Nam và khu vực. Vì vậy nếu không có giải pháp đồng bộ, kịp thời thì dự báo đến cuối thế kỷ này, một nửa diện tích Đồng bằng sông Cửu Long sẽ chìm dưới mực nước biển.

Trải qua 30 năm hoạt động, Ủy hội sông Mekong đã đạt được những thành tựu quan trọng. Đặc biệt là thực hiện chiến lược và kế hoạch phát triển lưu vực dựa trên quản lý tổng hợp tài nguyên nước; hoàn thiện Bộ quy chế sử dụng nước. Nghiên cứu chung về quản lý và phát triển bền vững lưu vực sông Mekong, bao gồm cả tác động của các dự án thủy điện dòng chính.

Song Thủ tướng cũng chỉ ra, ủy hội cũng phải đối mặt với những thách thức rất lớn, đòi hỏi cần năng lực và nguồn lực cho hoạt động. Đồng thời, cần sự hợp tác hiệu quả hơn giữa các nước thành viên, tăng cường vai trò trung tâm của cơ chế hợp tác Ủy hội sông Mekong quốc tế.

Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam đã nhấn mạnh lại nguyên tắc nền tảng về bình đẳng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Do vậy, cần sử dụng công bằng và hợp lý tài nguyên nước, duy trì hợp lý dòng chảy trên dòng chính. Ngăn ngừa và hạn chế tác động tiêu cực, nhất là đối với các nước hạ nguồn.

Thủ tướng nêu thông điệp sử dụng công bằng nguồn nước sông Mekong - Ảnh 3.

Thủ tướng nhấn mạnh đến sử dụng công bằng, hợp lý tài nguyên nước, xây dựng các chính sách để đảm bảo sinh kế bền vững cho người dân - Ảnh: PHÚC NGUYÊN

Chính sách lấy con người làm trung tâm

Các chính sách xây dựng cần lấy con người làm trung tâm, bảo đảm sinh kế bền vững của người dân. Mục tiêu là bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân sinh sống trong lưu vực. Ứng phó hiệu quả các tình huống bất trắc xảy ra như dịch bệnh, thiên tai, bão lũ… cũng như tăng cường hợp tác phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia.

Thủ tướng cũng đề nghị cần nỗ lực xây dựng ủy hội trở thành một trung tâm tri thức. Trung tâm sẽ cung cấp các thông tin, số liệu và kiến thức, dịch vụ tư vấn để hợp tác. Đổi mới công tác quản lý, điều hành, nâng cao năng lực thực thi thông qua đẩy mạnh chuyển đổi số, công nghệ.

Phát huy tinh thần "tự do giao thông thủy", tăng cường mạnh mẽ kết nối giữa các nền kinh tế. Thúc đẩy giao thương, không gây hại đến nguồn nước và môi trường sinh thái. Việt Nam khẳng định sẽ tạo thuận lợi cho các phương tiện vận tải thủy của các nước quá cảnh Việt Nam, đảm bảo kết nối giao thông thủy xuyên suốt.

Ông cũng cho rằng cần sớm tiến hành đánh giá thực chất, toàn diện về quá trình thực hiện ven sông hóa ủy hội để từ đó tiếp tục kiện toàn, đổi mới tổ chức, thể chế và phương thức làm việc. Mục tiêu là huy động tối đa nguồn lực, tri thức, kinh nghiệm và công nghệ hiện đại của các đối tác; duy trì và tìm kiếm các nguồn tài chính mới, cách thức mới để ứng phó hiệu quả với các khó khăn, thách thức của lưu vực.

Theo Ngọc An/ Tuổi Trẻ

https://tuoitre.vn/thu-tuong-neu-thong-diep-su-dung-cong-bang-nguon-nuoc-song-mekong-2023040510074968.htm

  • Từ khóa

Giá vé máy bay đã tăng bao nhiêu?

Cục Hàng không cho biết giá vé máy bay trung bình của các hãng hàng không Việt Nam đều tăng nhưng vẫn luôn bảo đảm nằm trong khung giá và không cao hơn...
15:25 - 06/05/2024
101 lượt xem

Bộ Công an đề xuất phạt tới 500 triệu nếu để lộ thông tin cá nhân

Bộ Công an đề xuất mức phạt đến 500 triệu đồng đối với hành vi để lộ thông tin cá nhân từ 1 - 5 triệu người, nếu số người bị lộ nhiều hơn thì phạt theo...
14:21 - 06/05/2024
134 lượt xem

Bộ trưởng Quân đội Pháp: Pháp đánh giá cao sự độc lập, tự chủ mạnh mẽ của Việt Nam

Sáng 6/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Quân đội Cộng hòa Pháp Sébastien Lecornu đang có chuyến thăm Việt Nam, tham dự các hoạt...
14:17 - 06/05/2024
132 lượt xem

Cựu binh Pháp thăm chiến trường Điện Biên Phủ sau 70 năm

3 cựu binh Pháp từng tham chiến tại Điện Biên Phủ, sau 70 năm đã quay trở lại thăm chiến trường năm xưa và rất ấn tượng với sự đón tiếp của người dân Điện...
10:45 - 06/05/2024
228 lượt xem

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 6/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính...
10:18 - 06/05/2024
240 lượt xem