205
/
60566
Thời khắc ngày 30/4 – những kí ức không thể nào quên
thoi-khac-ngay-30-4-nhung-ki-uc-khong-the-nao-quen
news

Thời khắc ngày 30/4 – những kí ức không thể nào quên

Thứ 2, 30/04/2018 | 06:03:39
2,444 lượt xem

BGTV- Ngày 30/4/1975 khi cánh cổng Dinh Độc Lập – cơ quan đầu não cuối cùng của chế độ cũ bị húc đổ, lá cờ tổ quốc phấp phới tung bay, chính thức đặt dấu mốc cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của quân và dân ta giành thắng lợi hoàn toàn. 43 năm trôi qua, nhưng với những người sống trong thời điểm lịch sử ấy, có một Sài Gòn, có một Việt Nam không thể nào quên.

Bộ đội Cụ Hồ giải phóng Sài Gòn trong vòng hân hoan, hò reo của người dân

Thật khó để có thể phác họa lại một cách đầy đủ và toàn diện về cuộc hành trình với vô vàn gian khó, hi sinh song quá đỗi vẻ vang của quân dân Việt Nam anh hùng. Trong những ngày tháng 4 lịch sử, mỗi người dân lại bồi hồi sống lại thời khác hào hùng năm nào, chính những câu chuyện, những hồi ức của thế hệ đi trước là minh chứng sống động, chân thực nhất về những ngày đã qua, để tuổi trẻ hôm nay và mai sau mãi mãi ghi nhớ, tri ân.

Bà Lê Thị Thành (75 tuổi, Lục Ngạn, Bắc Giang) hiện đang sống cùng con cháu tại quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh, nhớ lại những năm tháng lịch sử ấy trong tâm trạng rất đỗi xúc động. Bà Thành có một người em gái tại Bắc Giang, tuy nhiên vì hoàn cảnh nên phải sống cảnh “kẻ Bắc, người Nam” từ khi còn nhỏ... Chiến tranh chia cắt, việc đoàn tụ gặp lại em mình có lẽ là điều “trong mơ” đối với bà Thành. Trong hồi ức của bà, cuộc chiến chấm dứt là cánh cửa để trở về quê hương, để gặp lại người thân, khi nhớ về cuộc chiến, bà Thành vẫn không thể nào quên những ngày tháng 4 lịch sử năm ấy...

Những hình ảnh đã đi vào lịch sử, mở ra trang mới cho lịch sử Việt Nam

Ngày 30/4/1975, cả Sài Gòn vắng lặng, gia đình nào cũng ở yên trong nhà không dám ra đường, bà Thành cùng gia đình trực chờ bên chiếc radio nghe tình hình. "Sau khi nghe lời tuyên bố đầu hàng của tổng thống Dương Văn Minh, tiếp sau là chương trình phát thanh của giới sinh viên, trí thức Sài Gòn, những tiếng hô “giải phóng rồi, Sài Gòn giải phóng rồi…” ngày càng to rõ và vang lên không ngớt, người dân bắt đầu đổ ra đường cầm theo băng rôn đỏ, treo cờ tổ quốc trước cửa nhà chào đón quân giải phóng. Hình ảnh của các anh bộ đội trên những xe tăng, xe cơ giới, xe cam nhông tiến vào các ngã thành phố rất trật tự, kỷ luật càng khiến cho người dân yên tâm, không hề có chuyện cướp bóc, giết hại tràn lan như ngụy quyền rêu rao" - Bà Thành hồi tưởng lại.

Quân giải phóng tiến vào Sài Gòn một cách bình yên, trật tự mà theo nhiều người đó là cách kết thúc cuộc chiến "trong mơ"

Bà Thành nhớ như in bầu không khí Sài Gòn năm ấy, người dân háo hức, đổ ra đường rất đông, nhất là thanh niên, dòng người đi theo quân giải phòng hô vang “giải phóng rồi, giải phóng rồi”, cờ đỏ sao vàng ở khắp mọi nơi, một kết thúc chiến tranh mà theo nhiều người cho rằng chỉ có ở Việt Nam – một đất nước có truyền thống nhân đạo, khoan hồng ngay cả với kẻ địch khi chúng đã đầu hàng.

“Đất nước thống nhất là niềm vui chung lớn lao, nhưng bản thân tôi còn hạnh phúc vì như trút bỏ được niềm đau đáu bao năm được đoàn tụ với người thân, không còn cảnh chia cắt, ngày ấy gian khổ bao nhiêu thì bây giờ được gặp lại anh em người thân càng xúc động, trân trọng thêm bao nhiêu hòa bình độc lập” – bà Thanh xúc động nói. 

Niềm vui ngày thống nhất, non sông từ nay liền một dải

Còn đối với những người dân miền Bắc như bà Nguyễn Thị Lan (Phường Thọ Xương, TP Bắc Giang), không khí ngày độc lập năm 1975 thật sự trở thành một ngày hội lớn của mỗi người dân Việt Nam. Bà chia sẻ: “Khi ấy tôi 15 tuổi nhưng cảm nhận về niềm vui của cả dân tộc rất rõ ràng, ở Hà Bắc bấy giờ cuộc sống còn rất khó khăn, thiếu thốn nhưng khi nghe tin thông báo chiến thắng trên loa truyền thanh, người dân các phố nhất loạt treo cờ, hân hoan vui mừng, tin chiến thắng của quân đội được kể ở khắp mọi nơi, những người bà con ở Hà Nội còn kể lại đường phố đông kín người dân cầm cờ hô vang mừng chiến thắng”.

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng không khí náo nức của những ngày non sông thu về một mối, Bắc Nam liền một dải vẫn còn vẹn nguyên trong ký ức của nhiều người… Trong ngày 30/4 lịch sử, đây là dịp để mỗi người dân Việt chúng ta nhắc nhớ về một quá khứ hào hùng, một biểu tượng sáng ngời về toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, trí tuệ con người và để những thế hệ sau càng trân trọng hơn giá trị của hòa bình, độc lập và tự do./.

Bài: Minh Anh - Ảnh tư liệu: Corbis

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp 30/4

Sau khi vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Đoàn đại biểu lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã...
11:10 - 26/04/2024
330 lượt xem

Quản lý thị trường vàng 'có vấn đề'

Ngày 25.4, Ủy ban Kinh tế Quốc hội họp phiên toàn thể thứ 14, cho ý kiến thẩm tra báo cáo bổ sung tình hình KT-XH năm 2023, các tháng đầu năm 2024. Đây là...
09:15 - 26/04/2024
349 lượt xem

Báo cáo nhân quyền của Mỹ tiếp tục nhận định không khách quan về Việt Nam

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định báo cáo nhân quyền của Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan dựa...
19:45 - 25/04/2024
686 lượt xem

Hiệp định Geneve năm 1954: Mốc son trong lịch sử ngoại giao Việt Nam

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh Hiệp định Geneve được ký năm 1954 đã khẳng định mạnh mẽ thông điệp về một nước Việt Nam yêu chuộng hòa bình, trọng...
15:05 - 25/04/2024
806 lượt xem

"Chênh lệch giá vàng không phải chuyện lớn, quan trọng là quản lý thế nào"

Theo đại biểu Quốc hội, chênh lệch giá vàng không phải chuyện lớn mà quan trọng là công tác quản lý thế nào. Nếu quản lý chặt chẽ khối lượng giao dịch...
14:17 - 25/04/2024
798 lượt xem