11
/
108094
Mở đường cho cử nhân làm giáo viên
mo-duong-cho-cu-nhan-lam-giao-vien
news

Mở đường cho cử nhân làm giáo viên

Thứ 7, 17/04/2021 | 13:34:21
1,397 lượt xem

Sau nhiều năm tạm dừng, Bộ GD-ĐT vừa có hai thông tư ban hành chương trình và thực hiện bồi dưỡng cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên tiểu học, THCS, THPT.

Mở đường cho cử nhân làm giáo viên - Ảnh 1.

Tân sinh viên làm thủ tục nhập học tại Trường ĐH Sài Gòn - Ảnh: NHƯ HÙNG

Nguồn cung đa dạng sẽ tạo được sự cạnh tranh tích cực giữa các cơ sở giáo dục. Từ đó, các đơn vị tuyển dụng có thêm lựa chọn, dựa vào chất lượng của ứng viên.

TS Nguyễn Viết Đông (trưởng bộ môn giáo dục toán học, khoa toán - tin học Trường ĐH Khoa học tự nhiên - ĐH Quốc gia TP.HCM)

Nhiều chuyên gia cho rằng đây là tín hiệu đáng mừng giúp đa dạng "nguồn cung" và giải quyết vấn đề thiếu giáo viên nhiều bậc học. Đây cũng được xem như động thái mở đường cho cử nhân ngành phù hợp muốn trở thành giáo viên ở trường công.

Ấp ủ theo nghiệp giảng dạy

Phạm Nguyễn Trung Nghĩa (24 tuổi), cựu sinh viên khoa toán - tin học Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM), từng ấp ủ mong muốn theo nghiệp giảng dạy. Bốn năm trên giảng đường, Trung Nghĩa nhận nhiều lớp gia sư để tích lũy kinh nghiệm.

Thế nhưng đến khi ra trường bạn lại rẽ hướng "đầu quân" cho một trung tâm STEM thay vì ứng tuyển vào một trường công lập. Với nhiều sinh viên "ngoại đạo" ngành sư phạm như Trung Nghĩa, trở thành giáo viên trường công nhiều năm qua là không thể. Nguyên nhân là vì từ năm 2014, Bộ GD-ĐT ra quyết định dừng tổ chức bồi dưỡng, cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cho những người tốt nghiệp ĐH muốn trở thành giáo viên.

Võ My (26 tuổi), cựu sinh viên khoa ngữ văn Anh Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM), là một ví dụ khác. Vào ĐH năm 2013 khi Bộ GD-ĐT còn cho phép cử nhân được lấy chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm để làm giáo viên, My có ý về gần nhà công tác sau khi tốt nghiệp. Khi quy định của Bộ GD-ĐT thay đổi, My đành gác lại ý nguyện. Trong khóa, nhiều bạn của My cũng phải tìm hướng đi khác...

Sẽ đa dạng nguồn tuyển

TS Nguyễn Viết Đông, trưởng bộ môn giáo dục toán học, khoa toán - tin học Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho biết số sinh viên vào khoa với nguyện vọng làm giáo viên khá nhiều. Trước năm 2014, cử nhân của khoa nếu có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm được tuyển dụng vào các trường phổ thông bình thường. Nhiều bạn còn được các sở GD-ĐT đánh giá cao về chuyên môn. Tuy nhiên, bảy năm qua, sinh viên chọn hướng giảng dạy gặp không ít thiệt thòi dẫn đến số lượng có giảm.

Mới đây khi Bộ GD-ĐT có thông tư cho phép trở lại thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm để trở thành giáo viên, nhiều chuyên gia cho rằng quyết định này sẽ mở đường cho các sinh viên giỏi, theo học những ngành có liên quan muốn vào dạy ở những trường công. TS Đông nhận xét nguồn cung đa dạng sẽ tạo được sự cạnh tranh tích cực giữa các cơ sở giáo dục. 

Từ đó, các đơn vị tuyển dụng có thêm lựa chọn, dựa vào chất lượng của ứng viên. Ngược lại, nếu "thắt" đầu vào, nguồn giáo viên cho nhiều địa phương trong tương lai chắc chắn vẫn là bài toán khó giải.

TS Dương Thành Thông - phó trưởng khoa lịch sử Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) - chia sẻ một khóa thường có khoảng 30% sinh viên định hướng sẽ giảng dạy. Số này lại chia ra nhiều nhánh nhỏ, như dạy ở trường ĐH, viện nghiên cứu, làm việc cho trường tư hoặc trường công lập. Thông thường sinh viên chuyên ngành thường sở hữu kiến thức chắc, lại có khả năng nghiên cứu, nên thường ưu tiên các trường ĐH hoặc các trường tư...

Đắn đo những "ngành phù hợp"

Phó giám đốc một sở GD-ĐT ở miền Tây chia sẻ khái niệm "ngành phù hợp" trong tuyển dụng giáo viên vấp phải nhiều đắn đo. Chẳng hạn, các ngành như y sinh, nông lâm, thực vật học, công nghệ sinh học, công nghệ thực phẩm... phải chăng đều liên quan đến môn sinh học trong chương trình phổ thông?

Vị này thừa nhận do các "ngành phù hợp" đa dạng và khó đánh giá, đôi lúc sở dành ưu tiên nhất định cho các bạn gốc sư phạm. Một số trường hợp cử nhân tốt nghiệp sư phạm ở một số trường ĐH tỉnh cũng có lợi thế hơn những ứng viên "ngoại đạo" ở TP.HCM.

Theo Trọng Nhân/Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/mo-duong-cho-cu-nhan-lam-giao-vien-20210417085936005.htm

  • Từ khóa

IDP cấp sai quy định hơn 56.000 chứng chỉ IELTS

Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo kết luận hơn 56.200 chứng chỉ IELTS được IDP cấp vào năm 2022 là sai quy định
19:49 - 08/05/2024
112 lượt xem

Mới lớp 12, sinh viên năm nhất đã làm việc cùng người nổi tiếng

Tham gia các câu lạc bộ ở trường cao đẳng, đại học giúp sinh viên có cơ hội hợp tác với các nghệ sĩ nổi tiếng, tự tin tổ chức sự kiện.
15:50 - 08/05/2024
193 lượt xem

Dạy đại trà AI cho học sinh: Cần nhưng không vội

Các chuyên gia giáo dục đưa ra một số quan điểm xung quanh việc có nên đưa trí tuệ nhân tạo (AI) vào giảng dạy đại trà cho học sinh?
14:53 - 08/05/2024
193 lượt xem

Úc chấp nhận trở lại một chứng chỉ tiếng Anh quốc tế

Sau hơn 10 tháng từ chối để xét duyệt các cải tiến mới, chính phủ Úc đã chấp nhận trở lại chứng chỉ tiếng Anh TOEFL iBT cho các mục đích thị thực (visa)...
10:52 - 08/05/2024
312 lượt xem

Đã trúng tuyển bằng học bạ có được xét thêm điểm thi tốt nghiệp THPT?

Trong giai đoạn xét tuyển sớm, nhiều thí sinh đã trúng tuyển bằng học bạ nhưng băn khoăn liệu sau khi thi tốt nghiệp THPT, muốn dùng điểm này để xét tuyển...
09:10 - 08/05/2024
504 lượt xem