16
/
156152
Vì sao Tòa án nhân dân tối cao muốn đổi tên tòa án tỉnh, huyện?
vi-sao-toa-an-nhan-dan-toi-cao-muon-doi-ten-toa-an-tinh-huyen
news

Vì sao Tòa án nhân dân tối cao muốn đổi tên tòa án tỉnh, huyện?

Thứ 5, 09/11/2023 | 16:06:00
1,987 lượt xem

Trong tờ trình dự án Luật Tổ chức tòa án nhân dân sửa đổi, Tòa án nhân dân tối cao đã trình Quốc hội về đề xuất đổi tên tòa án nhân dân tỉnh, huyện.

Chánh án Nguyễn Hòa Bình đọc tờ trình dự án luật chiều 9-11 - Ảnh: GIA HÂN

Chánh án Nguyễn Hòa Bình đọc tờ trình dự án luật chiều 9-11 - Ảnh: GIA HÂN

Chiều 9-11, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình sẽ trình Quốc hội dự án Luật Tổ chức tòa án nhân dân sửa đổi.

Tòa án tỉnh, huyện dự kiến đổi tên thế nào?

Trong đó dự thảo luật bổ sung 2 nhiệm vụ, quyền hạn mới cho tòa án là giải quyết, xét xử vi phạm hành chính theo quy định của luật và giải thích áp dụng pháp luật trong xét xử.

Dự thảo luật sửa đổi theo hướng bỏ quy định tòa án có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự tại phiên tòa. 

Nếu tại phiên tòa, hội đồng xét xử phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì thực hiện quyền kiến nghị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.

Bên cạnh đó, dự luật sửa đổi theo hướng tòa án không có nghĩa vụ thu thập chứng cứ.

Trong vụ án hình sự, tòa căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, viện kiểm sát thu thập, làm rõ tại phiên tòa và kết quả tranh tụng để xét xử.

Trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, tòa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ mà các bên đã thu thập, giao nộp cho tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng và kết quả tranh tụng để xét xử.

Đáng chú ý, về hoàn thiện tổ chức bộ máy tòa án, dự luật quy định tổ chức tòa án nhân dân phúc thẩm thay cho tòa án nhân dân cấp tỉnh, tòa án nhân dân sơ thẩm thay cho tòa án nhân dân cấp huyện. Ví dụ tòa án nhân dân phúc thẩm Hà Nội, tòa án nhân dân sơ thẩm Hoàn Kiếm…

Việc này để thể chế hóa nhiệm vụ "bảo đảm tính độc lập của tòa án theo thẩm quyền xét xử" được đề ra tại nghị quyết 27 của trung ương. Đồng thời, quy định này phù hợp với định hướng phát triển lâu dài của tòa án.

Thời gian tới sẽ tiếp tục đề xuất tăng thẩm quyền cho tòa án nhân dân sơ thẩm khi các cơ quan tiến hành tố tụng ở cấp sơ thẩm có đủ năng lực điều tra, truy tố, xét xử tất cả các loại vụ việc. Tòa án nhân dân phúc thẩm sẽ có nhiệm vụ chính yếu là xét xử theo thủ tục phúc thẩm.

Dự thảo luật bổ sung quy định trong hệ thống tòa án có các tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt để xét xử một số loại án đặc thù.

Dự luật cũng đổi mới ngạch, bậc của các chức danh tư pháp, theo đó thẩm phán tòa án gồm thẩm phán tòa án nhân dân tối cao (2 bậc) và thẩm phán (9 bậc).

Bên cạnh đó, bổ sung tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm thẩm phán, thẩm phán tòa án nhân dân tối cao, bao gồm độ tuổi, thâm niên giữ ngạch, phẩm chất đạo đức và tín nhiệm, chất lượng công việc đã hoàn thành...

Tán thành hay không tán thành việc "đổi tên"?

Trong báo cáo thẩm tra về việc đổi mới tòa án nhân dân cấp tỉnh, tòa án nhân dân cấp huyện theo thẩm quyền xét xử, Ủy ban Tư pháp cho biết đa số ý kiến trong ủy ban không tán thành với dự thảo về đổi tên.

Với lý do việc “đổi tên gọi” chỉ là vấn đề hình thức, chỉ thay đổi tên gọi mà không thay đổi nội dung. Các tòa án này vẫn gắn với các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp tỉnh và giữ nguyên về thẩm quyền xét xử.

Việc thay đổi này dẫn tới không tương thích về tổ chức với các cơ quan tư pháp khác ở địa phương; phải sửa đổi nhiều luật liên quan để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật; phát sinh chi phí tuân thủ.

Do đó, đề nghị giữ tên gọi của các tòa án này như luật hiện hành đang quy định.

Một số ý kiến tán thành với dự thảo luật để thể chế hóa nghị quyết 27. Việc đổi mới các tòa án nêu trên khẳng định đúng bản chất để bảo đảm tính độc lập của tòa án theo thẩm quyền xét xử.

Quan hệ giữa các tòa án là quan hệ tố tụng, không phải là quan hệ hành chính và bảo đảm nguyên tắc độc lập giữa các cấp xét xử.

Việc đổi mới các tòa án không ảnh hưởng đến sự lãnh đạo của Đảng, giám sát của cơ quan dân cử và sự phối hợp công tác với cơ quan tư pháp cùng cấp.

Theo Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/vi-sao-toa-an-nhan-dan-toi-cao-muon-doi-ten-toa-an-tinh-huyen-20231109134308341.htm 

  • Từ khóa

Không hưởng lợi trong vụ Việt Á, thêm một bị cáo được miễn trách nhiệm hình sự

Tòa phúc thẩm cho rằng ông Trần Thanh Phong, cựu phó phòng của CDC tỉnh Bình Dương, không vụ lợi và không hưởng lợi trong vụ Việt Á nên tuyên miễn trách...
09:16 - 18/05/2024
1,105 lượt xem

Cục Cảnh sát giao thông: Giữ nguyên phương án cấm tuyệt đối nồng độ cồn với tài xế

Đại diện Cục Cảnh sát giao thông cho biết việc sử dụng rượu bia khi lái xe gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng và liên quan đến các hành vi khác như giết...
19:03 - 17/05/2024
1,449 lượt xem

Bắt nhóm 4 người vận chuyển 4kg vàng qua biên giới

Khi kiểm tra xe bán tải nhập cảnh từ Lào vào Việt Nam, lực lượng chức năng phát hiện 4 người đàn ông vận chuyển 4kg vàng nhưng không xuất trình được giấy...
13:41 - 17/05/2024
1,600 lượt xem

Chiếm đoạt hơn 102 tỉ đồng, cựu giám đốc Bệnh viện Thủ Đức không được giảm án

Cựu giám đốc Bệnh viện Thủ Đức luôn cúi mặt tại phiên tòa phúc thẩm, nhắc đi nhắc lại câu “ăn năn, hối hận về việc mình làm”.
13:35 - 17/05/2024
1,594 lượt xem

Việt Nam - Pháp chia sẻ kinh nhiệm về thu hồi tài sản tham nhũng

Ngày 15-16/5, trong khuôn khổ Kế hoạch hợp tác giai đoạn 2024-2025 giữa Bộ Tư pháp Việt Nam và Bộ Tư pháp Cộng hòa Pháp, Bộ Tư pháp hai nước phối hợp tổ...
11:47 - 17/05/2024
1,625 lượt xem