190
/
119202
Bác sĩ nói gì về trường hợp bé trai có '3 tinh hoàn'?
bac-si-noi-gi-ve-truong-hop-be-trai-co-3-tinh-hoan
news

Bác sĩ nói gì về trường hợp bé trai có '3 tinh hoàn'?

Thứ 4, 03/11/2021 | 13:11:20
2,209 lượt xem

Người mẹ phát hiện con mình ngoài hai tinh hoàn bình thường, có thêm một khối kích thước tương tự nằm phía trên bên phải, nên đứa bé từ Bình Dương đến Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) khám.

Mẹ bé cho biết bé xuất hiện khối "lạ" khoảng 1 tháng tuổi, hoàn toàn không đau, kích thước có vẻ lớn hơn từ khi phát hiện. Vì tình hình dịch Covid-19 kéo dài nên mẹ không thể cho bé đi khám sớm được. Đến nay khi bé 1 tuổi, gia đình đưa bé đến phòng khám Ngoại, Bệnh viện Nhi đồng 1.

Ngày 2.11, bác sĩ chuyên khoa 2 Phan Ngọc Duy Cần cho biết: Qua quá trình hỏi bệnh sử và thăm khám, bác sĩ chẩn đoán bé có “tràn dịch màng tinh hoàn phải”.

Trong quá trình phát triển của tinh hoàn, sẽ hình thành ống phúc tinh mạc là một ống thông từ ổ bụng xuống bìu. Bình thường, sau khi sanh, ống thông này sẽ được bít lại. Tuy nhiên, do quá trình xơ hoá không hoàn chỉnh, ống thông này có thể vẫn còn thông thương từ ổ bụng xuống bìu, thành bệnh tràn dịch màng tinh hoàn hay còn gọi là thuỷ tinh mạc.

Đây là một bệnh lý thường gặp ở trẻ em, chiếm từ 0,8 - 4,4% số trẻ sinh ra. Trẻ thường bị bên phải nhiều hơn bên trái, có khoảng 10% trẻ bị cả hai bên.

Khác với thoát vị bẹn là ống thông kích thước to nên cơ quan trong bụng có thể sa xuống bìu, ống thông trong tràn dịch màng tinh hoàn nhỏ nên chỉ có dịch ổ bụng xuống bìu. Tràn dịch màng tinh hoàn có thể thông thương hoặc không thông thương với ổ bụng bên trên.

Trường hợp có thông thương, khối phồng có thể thay đổi kích thước trong ngày: khối to ra nhiều hơn khi bé vận động, đi tiêu, ho... và nhỏ lại sau một đêm ngủ.

Tràn dịch màng tinh hoàn có thể tự hết trước 2 tuổi, vì vậy không khuyến cáo mổ sớm trước 1 tuổi. Nhưng không vì vậy mà chúng ta có thể đợi tới trẻ lớn hơn vì sau độ tuổi này không thể tự hết và có thể gây căng đau khi bé chạy nhảy.

Khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ cột đầu trên của ống phúc tinh mạc thông thương giữa bìu và ổ bụng, đồng thời thoát dịch (mà người nhà nghĩ là tinh hoàn thứ 3 như trường hợp nêu trên). Sau khi phẫu thuật, vùng bìu trẻ trở về như bình thường và trẻ có thể được xuất viện về cùng ngày.

Theo Vĩnh Thụy/Thanh niên

https://thanhnien.vn/bac-si-noi-gi-ve-truong-hop-be-trai-co-3-tinh-hoan-post1397410.html 

  • Từ khóa

Cà phê chiếm vị trí số 1 về tác dụng không ngờ

Mọi người đều biết cà phê ẩn có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng bạn có biết nó còn là tuyệt chiêu trị táo bón.
15:42 - 17/05/2024
1,202 lượt xem

Bộ Y tế chính thức cấp phép lưu hành vắc xin ngừa sốt xuất huyết

Vắc xin ngừa sốt xuất huyết do Takeda sản xuất, được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam từ ngày 15-5. Đây là vắc xin ngừa sốt xuất huyết đầu tiên được...
11:45 - 17/05/2024
1,330 lượt xem

Việt Nam tham gia hệ thống ứng phó đại dịch của WHO

Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa khánh thành Trung tâm hợp tác với WHO về chuẩn bị, ứng phó với đại dịch và quản lý lâm sàng các bệnh truyền...
09:45 - 17/05/2024
1,311 lượt xem

5 lợi ích sức khỏe bất ngờ của ăn tối sớm

Nhiều người trong chúng ta thường ăn tối khá muộn và đây không phải thói quen tốt. Trên thực tế, ăn tối sớm có thể mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe thể...
08:26 - 17/05/2024
1,389 lượt xem

Phát hiện đột quỵ, ung thư chỉ trong vài phút nhờ ‘siêu máy’ CT 1975 lát cắt

Đây là một trong những máy CT được đánh giá có tốc độ chụp nhanh nhất thế giới tính đến thời điểm này khi chụp 1 trái tim chỉ cần 0,23 giây, chụp toàn...
18:44 - 16/05/2024
1,719 lượt xem