190
/
124481
Nhà nhà xông hơi chữa Covid-19, chuyên gia cảnh báo nguy hiểm nếu lạm dụng
nha-nha-xong-hoi-chua-covid-19-chuyen-gia-canh-bao-nguy-hiem-neu-lam-dung
news

Nhà nhà xông hơi chữa Covid-19, chuyên gia cảnh báo nguy hiểm nếu lạm dụng

Thứ 3, 22/02/2022 | 08:12:12
3,073 lượt xem

Nhiều F0 xem xông hơi bằng các loại lá thảo dược là phương pháp chữa Covid-19 tại nhà "không thể thiếu". Thậm chí, có bệnh nhân khoe "chiến tích" xông hơi 3 lần/ngày.

Các nồi xông thảo dược, tinh dầu là hình ảnh đang được chia sẻ ngày càng nhiều trên mạng xã hội trong thời gian vừa qua, khi đây biện pháp được nhiều F0 đang điều trị tại nhà ưa chuộng.

Nhà nhà xông hơi chữa Covid-19, chuyên gia cảnh báo nguy hiểm nếu lạm dụng - 1

Theo chia sẻ của các F0, việc xông hơi giúp họ cảm thấy dễ chịu và giảm các triệu chứng như sổ mũi, nặng đầu hơn hẳn. Có nhiều người cho biết, bản thân xông hơi trên 3 lần/ngày. Thậm chí, một số tài khoản cá nhân còn giới thiệu các bài thuốc thảo dược xông hơi có thể giúp chữa khỏi Covid-19 chỉ sau 5 - 7 ngày.

Nhà nhà xông hơi chữa Covid-19, chuyên gia cảnh báo nguy hiểm nếu lạm dụng - 2

Nhiều F0 xem xông hơi là biện pháp chữa Covid-19 tại nhà "không thể thiếu".

Xông hơi không diệt virus, chỉ giúp giảm triệu chứng

Theo BS Quách Duy Cường, Khoa Virus - Kí sinh trùng, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, mục đích của phương pháp xông là làm loãng chất tiết dịch, làm mềm vảy mũi, cung cấp độ ẩm cho niêm mạc mũi bị khô, dẫn lưu các chất dịch ứ đọng vùng mũi được tốt hơn. Từ đó, xông hơi giúp bảo vệ lớp niêm mạc mũi họng, cải thiện các triệu chứng ngạt mũi, giảm xung huyết niêm mạc mũi, giúp người bệnh cảm giác thư giãn, thoải mái hơn. Tuy nhiên, xông hơi không có tác dụng ngăn ngừa lây nhiễm hay chữa khỏi bệnh Covid-19.

Nhà nhà xông hơi chữa Covid-19, chuyên gia cảnh báo nguy hiểm nếu lạm dụng - 3

Xông hơi không diệt virus mà chỉ giúp giảm triệu chứng (Ảnh minh họa).

"Xông mũi họng không có hại, nhưng phải được làm đúng cách. Người bệnh phải hiểu việc đó hoàn toàn không có tác dụng ngăn ngừa lây nhiễm hay chữa khỏi bệnh Covid-19. Xông hơi chỉ tác động ở ngoài bề mặt niêm mạc, không ảnh hưởng đến virus bên trong tế bào", BS Cường cho hay.

TS Bùi Lê Minh, Trưởng Ngành Công nghệ sinh học, Viện Kỹ thuật Công nghệ cao, Đại học Nguyễn Tất Thành phân tích, theo lý thuyết, ở nhiệt độ cao 60-70 độ C thì thời gian tồn tại của virus ngoài môi trường giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, lưu ý là khi đã nhiễm bệnh thì virus chủ yếu đang nằm trong các tế bào của cơ thể, chứ không phải dạng tự do nằm bên ngoài mô, tế bào. Vì thế, muốn tiêu diệt virus thì phải tiêu diệt tế bào mang virus đó trước, và với cách làm này, bạn đang tấn công tất cả tế bào tiếp xúc với nhiệt, bất kể còn lành lặn hay đã nhiễm virus.

Theo bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm oxy cao áp thuộc Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga (Bộ Quốc Phòng) xông hơi, đánh gió không có tác dụng tiêu diệt virus. Phương pháp này chỉ giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu. BS Hoàng khuyến cáo, F0 chỉ nên xông hơi nếu không sốt cao, thực hiện ở nơi kín gió và cũng không nên xông nhiều hơn một lần mỗi ngày và mỗi lần không quá 20 phút.

Đồng quan điểm, ThS.BS Nguyễn Thị Kim Oanh, Phụ trách Phòng khám, Khoa Khám bệnh theo yêu cầu, Bệnh viện Hữu Nghị nhận định, việc xông hơi bằng các loại thảo dược như: gừng, sả, lá chanh, tỏi… sẽ giúp thuyên giảm các triệu chứng thường gặp ở F0 như: ngạt mũi, đau rát họng. Tuy nhiên, BS Oanh cũng khẳng định, xông hơi không có tác dụng tiêu diệt virus SARS-CoV-2 hay chữa khỏi Covid-19.

Lạm dụng xông hơi: Coi chừng rước bệnh vào người

Nhà nhà xông hơi chữa Covid-19, chuyên gia cảnh báo nguy hiểm nếu lạm dụng - 4

Theo BS Nguyễn Huy Hoàng, việc người dân lạm dụng xông hơi trong quá trình tự điều trị Covid-19 sẽ khiến cơ thể bị mất nước, mất điện giải và có thể tổn thương niêm mạc đường hô hấp.

TS Lê Minh phân tích một số nguy cơ sức khỏe khi người dân lạm dụng xông hơi hoặc xông không đúng phương pháp:

- Nguy cơ bị bỏng hoặc tai nạn khác khi xông hơi: Trong các báo cáo từ các nước Châu Á mà người dân hay dùng xông hơi để tự chữa bệnh ở nhà thì các trường hợp nhập viện do bỏng, ngất khi thực hiện xông hơi khá phổ biến. "Đặc biệt là khi thực hiện xông hơi một mình và thiếu kinh nghiệm dễ bị tiếp xúc với nhiệt độ quá cao và không có ai hỗ trợ khi có sự cố xảy ra", TS Minh nói.

- Nguy cơ tổn thương biểu mô đường hô hấp và nhạy cảm hơn với virus: Như đã đề cập, muốn tiêu diệt virus thì phải tiêu diệt tế bào mang virus đó trước. Và với cách làm này, bệnh nhân đang tấn công tất cả tế bào tiếp xúc với nhiệt, bất kể còn lành lặn hay đã nhiễm virus. Các mô lành lặn bị tổn thương bởi nhiệt cũng dễ bị nhiễm virus hơn bình thường, nên xông hơi trong giai đoạn sớm thậm chí có nguy cơ làm virus lây lan nhanh hơn trong cơ thể. "Ngoài ra, hơi nước đọng lại trên bề mặt đường thở sau đó có thể kéo theo một số virus còn khả năng lây xuống các vị trí sâu hơn, lợi bất cập hại", TS Minh nhấn mạnh.

Ngoài ra, theo TS Minh, việc xông hơi trong gia đình có cả người chưa mắc Covid-19, đặc biệt là không gian nhỏ, có nguy cơ làm phát tán virus ra môi trường xung quanh và bám trên các bề mặt, tăng cơ hội lây lan của virus.

Một nguy cơ khác của việc xông hơi không đúng cách, theo phân tích của BS Kim Oanh, khi xông hơi quá lâu mà không cẩn thận có thể khiến người bệnh bị sốc nhiệt.

"Khi trùm kín xông hơi nhiệt độ cao sau đó ra môi trường bên ngoài, đặc biệt là trong những ngày trời rét như hiện nay, có thể khiến người bệnh gặp nguy hiểm vì bị thay đổi nhiệt độ đột ngột", BS Kim Oanh cho biết.

Theo Minh Nhật/Dân trí

https://dantri.com.vn/suc-khoe/nha-nha-xong-hoi-chua-covid19-chuyen-gia-canh-bao-nguy-hiem-neu-lam-dung-20220221215636217.htm

  • Từ khóa

Cà phê chiếm vị trí số 1 về tác dụng không ngờ

Mọi người đều biết cà phê ẩn có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng bạn có biết nó còn là tuyệt chiêu trị táo bón.
15:42 - 17/05/2024
1,331 lượt xem

Bộ Y tế chính thức cấp phép lưu hành vắc xin ngừa sốt xuất huyết

Vắc xin ngừa sốt xuất huyết do Takeda sản xuất, được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam từ ngày 15-5. Đây là vắc xin ngừa sốt xuất huyết đầu tiên được...
11:45 - 17/05/2024
1,458 lượt xem

Việt Nam tham gia hệ thống ứng phó đại dịch của WHO

Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa khánh thành Trung tâm hợp tác với WHO về chuẩn bị, ứng phó với đại dịch và quản lý lâm sàng các bệnh truyền...
09:45 - 17/05/2024
1,436 lượt xem

5 lợi ích sức khỏe bất ngờ của ăn tối sớm

Nhiều người trong chúng ta thường ăn tối khá muộn và đây không phải thói quen tốt. Trên thực tế, ăn tối sớm có thể mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe thể...
08:26 - 17/05/2024
1,512 lượt xem

Phát hiện đột quỵ, ung thư chỉ trong vài phút nhờ ‘siêu máy’ CT 1975 lát cắt

Đây là một trong những máy CT được đánh giá có tốc độ chụp nhanh nhất thế giới tính đến thời điểm này khi chụp 1 trái tim chỉ cần 0,23 giây, chụp toàn...
18:44 - 16/05/2024
1,840 lượt xem