190
/
125479
Bác sĩ hướng dẫn bài tập thở phục hồi di chứng hậu Covid-19
bac-si-huong-dan-bai-tap-tho-phuc-hoi-di-chung-hau-covid-19
news

Bác sĩ hướng dẫn bài tập thở phục hồi di chứng hậu Covid-19

Thứ 6, 18/03/2022 | 07:21:23
1,360 lượt xem

Tập thở bụng và tập thở ngực là hai bài tập hỗ trợ phục hồi di chứng hậu Covid-19 theo y học cổ truyền, nhằm tăng thông khí phổi.

Bác sĩ Calvin Q Trịnh, Bệnh viện 1A.Bác sĩ Calvin Q Trịnh, Bệnh viện 1A.

Theo Hướng dẫn tạm thời sử dụng y dược cổ truyền để phòng, chống dịch Covid-19 Bộ Y tế ban hành ngày 25/9, người xuất viện, có các triệu chứng khác nhau có thể tiếp tục điều trị bằng y học cổ truyền.

Sau khi khỏi bệnh, cơ thể chưa hồi phục hoàn toàn. Theo y học cổ truyền, chính khí suy nhược, tân dịch hao tổn, do đó cần tiếp tục điều trị để phục hồi chức năng tạng phủ, cân bằng âm dương cơ thể. Nhóm này được chia làm bốn thể cơ bản: Thể phế tỳ khí suy, thể khí âm lưỡng hư, thể khí hư huyết ứ, thể khí huyết hư.

Một số phương pháp bổ trợ phục hồi di chứng bệnh nhân Covid-19 theo y học cổ truyền phù hợp nhằm tăng thông khí phổi, thứ nhất là thở bụng. Thở theo nhịp điệu "êm, nhẹ, đều, chậm, sâu, dài". "Êm, nhẹ" có nghĩa là không khí qua mũi vào phổi, từ phổi ra ngoài một cách nhẹ nhàng, người đứng bên không nghe thấy hơi thở, bản thân cũng không nghe thấy hơi thở của mình.

"Đều" có nghĩa là thở theo một nhịp điệu nhất định từ lúc tập đến lúc thôi tập luyện ở tư thế, không có hiện tượng lúc nhanh lúc chậm, lúc mạnh lúc yếu, lúc ngắn, lúc dài. Phải dùng ý để điều chỉnh hơi thở cho đạt yêu cầu trên.

"Chậm, sâu, dài" có nghĩa là khi hít vào phải sâu, khi thở ra phải dài, tốc độ chậm. Có chậm mới bảo đảm được êm, nhẹ. Khi thở đạt êm đều nhẹ chậm sâu dài rồi, số lần thở trong một phút sẽ giảm xuống còn 6 -10 lần. Có thể ít hơn nữa tùy theo sức.

Khi thở ra bụng dưới lép xuống khi hít vào bụng dưới phồng lên. Đây là biểu hiện bên ngoài của thở. Muốn đạt tiêu chuẩn này, vấn đề căn bản là phải đạt cơ thể dãn và dãn cho tốt. Lúc đó các bắp thịt ở bụng mới phồng theo sự thay đổi áp lực ở bụng do vận động của cơ hoành gây nên. Nếu dãn chưa tốt có thể chỉ bụng trên phồng, bụng dưới không động đậy.

Điều cần nhớ và làm cho tốt là mỗi lần tập đều bắt đầu bằng thở dài ra và tóp bụng lại, sau đó mới hít vào để bụng phồng lên. Nếu bắt đầu bằng hít vào cho bụng phồng lên trước sau đó mới thở dài ra để bụng tóp lại thì thường không đạt yêu cầu, và ta sẽ lúng túng. Mỗi lần tập 3-5 phút, ngày tập 2-3 lần.

Thứ hai là thở ngực. Sau một thời gian luyện thở, một số người có thể từ thở tự nhiên có điều chỉnh chuyển dần thành thở ngực, cũng có người cố tập để đạt thở ngực. Tiêu chuẩn của thở ngực là thở theo nhịp điệu: êm, nhẹ, đều, chậm, sâu, dài. Hít vào ngực nở, bụng lép, thở ra ngực lép, bụng hơi phồng.

Lưu ý, thở sâu có tác dụng chung làm tinh thần dễ đi vào yên tĩnh, thông qua sự thay đổi áp lực ở bụng và ngực để xoa bóp nội tạng một cách nhịp nhàng, trong một thời gian tương đối dài làm tăng sức khỏe của nội tạng và cải thiện tuần hoàn trong ổ bụng. Càng làm dãn tốt tinh thần càng yên tĩnh, càng dễ đạt yêu cầu của thở sâu. Do đó vấn đề quan trọng trong luyện thở vẫn là làm dãn tốt và đạt yên tĩnh tốt.

Người bị bệnh đường tiêu hóa, sa nội tạng... đều có thể dùng thở sâu để chữa bệnh. Nếu bụng dưới đầy chướng khi tập thì tạm nghỉ thở sâu và chuyển sang thở tự nhiên.

Khi thở sâu, hết sức tránh gò bó, tránh việc điều khiển các bắp thịt bụng, ngực tham gia vào việc thở, vì như vậy dễ mệt mỏi. Mỗi lần tập 3-5 phút, ngày tập 2-3 lần.

Dưới đây là video bác sĩ Calvin Q Trịnh, Bệnh viện 1A hướng dẫn F0 ở nhà tập thở phục hồi phổi:

Video: phuc-hoi-chuc-nang-phoi-o-nguoi-nhiem-covid-19-l-bv1a.mp4

Theo Phạm HiềnGD&TĐ

https://giaoducthoidai.vn/suc-khoe/bac-si-huong-dan-bai-tap-tho-phuc-hoi-di-chung-hau-covid-19-Zk6GepPng.html

  • Từ khóa

Cà phê chiếm vị trí số 1 về tác dụng không ngờ

Mọi người đều biết cà phê ẩn có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng bạn có biết nó còn là tuyệt chiêu trị táo bón.
15:42 - 17/05/2024
1,420 lượt xem

Bộ Y tế chính thức cấp phép lưu hành vắc xin ngừa sốt xuất huyết

Vắc xin ngừa sốt xuất huyết do Takeda sản xuất, được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam từ ngày 15-5. Đây là vắc xin ngừa sốt xuất huyết đầu tiên được...
11:45 - 17/05/2024
1,541 lượt xem

Việt Nam tham gia hệ thống ứng phó đại dịch của WHO

Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa khánh thành Trung tâm hợp tác với WHO về chuẩn bị, ứng phó với đại dịch và quản lý lâm sàng các bệnh truyền...
09:45 - 17/05/2024
1,528 lượt xem

5 lợi ích sức khỏe bất ngờ của ăn tối sớm

Nhiều người trong chúng ta thường ăn tối khá muộn và đây không phải thói quen tốt. Trên thực tế, ăn tối sớm có thể mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe thể...
08:26 - 17/05/2024
1,600 lượt xem

Phát hiện đột quỵ, ung thư chỉ trong vài phút nhờ ‘siêu máy’ CT 1975 lát cắt

Đây là một trong những máy CT được đánh giá có tốc độ chụp nhanh nhất thế giới tính đến thời điểm này khi chụp 1 trái tim chỉ cần 0,23 giây, chụp toàn...
18:44 - 16/05/2024
1,874 lượt xem