190
/
152357
Tìm thấy độc tố mạnh gây chết người trong cá nóc
tim-thay-doc-to-manh-gay-chet-nguoi-trong-ca-noc
news

Tìm thấy độc tố mạnh gây chết người trong cá nóc

Thứ 3, 22/08/2023 | 14:59:00
2,011 lượt xem

Tetrodotoxin là độc tố mạnh, tập trung nhiều ở gan, thận, tuỵ, cơ quan sinh sản của cá nóc. Mới đây, cơ quan y tế ghi nhận ba trường ngộ độc nặng do ăn cá nóc, trong đó một người tử vong.

Ba trường hợp ngộ độc sau khi cùng nhậu với món ăn từ cá nóc đều là nam giới,làm nghề đánh cá tại Kiên Giang, trong đó một người tử vong. Hai bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nguy kịch và đều có triệu chứng khó thở, co giật, tê lưỡi, tê chân, đau đầu, người mệt mỏi.

Tìm thấy độc tố rất mạnh gây chết người trong cá nóc - Ảnh 1.

Cá nóc chứa độc tố rất mạnh CỤC AN TOÀN THỰC PHẨM

Về độc tố của cá nóc, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, cá nóc có chứa độc tố tự nhiên là tetrodotoxin. Chất này tập trung nhiều ở gan, thận, tuỵ, cơ quan sinh sản (buồng trứng, túi tinh), mắt, mang, da, máu của cá nóc. Đặc biệt, độc tính của độc tố tăng mạnh vào mùa sinh sản của cá (từ tháng 2 đến tháng 7 hàng năm).

Độc tố không có trong thịt cá nóc, tuy nhiên khi đánh bắt, chế biến hoặc để ươn, bị dập nát, độc tố ngấm vào thịt cá sẽ gây ngộ độc khi dùng.

Độc tố cá nóc rất độc, chỉ cần 4 mg thịt cá có độc tố đã giết chết 1 con thỏ 1 kg. Với người, chỉ cần ăn 10 gam thịt cá nóc có độc tố là bị ngộ độc. Chỉ từ 1 - 2 mg độc tố có thể gây chết người.

Độc tố tồn tại bền vững

Độc tố cá nóc có tính bền vững cao. Nếu đun sôi ở 100 độ C trong 6 giờ độc tố mới giảm một nửa; đun sôi ở 200 độ C trong 10 phút độc tố mới bị phá hủy hoàn toàn.

Như vậy, nếu chỉ đun nấu thông thường, ngộ độc cá nóc vẫn có thể xảy ra, do độc tố chưa bị phá hủy hết. Khi phơi khô, chế biến thông thường độc tố chưa bị phá hủy nên vẫn gây ngộ độc với người ăn.

Biển Việt Nam có 66 loài cá nóc thuộc 12 giống và 4 họ, tập trung nhiều ở ven biển miền Trung. Cá nóc sống ở tầng đáy và sát đáy, nơi có nhiều cát, bùn cát, vụn san hô, đôi khi có nóc sống ở cửa sông, nước lợ. 

Cá nóc ở Việt Nam xuất hiện gần như quanh năm nhưng nhiều nhất từ tháng 5 - 6 và tháng 9 - 10. Phần lớn cá nóc tại Việt Nam có chứa độc tố tetrodotoxin.

Biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm do độc tố cá nóc chính là không ăn cá nóc.

Việc phòng chống ngộ độc cá nóc chỉ có hiệu quả khi mỗi người dân tự giác không ăn, không chế biến và rủ rê người khác cùng ăn. 

Công tác phòng chống ngộ độc cá nóc cần tiếp tục triển khai đồng bộ, liên tục tại tất cả các địa phương, các hộ gia đình.

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế

Theo Thanh niên

https://thanhnien.vn/tim-thay-doc-to-manh-gay-chet-nguoi-trong-ca-noc-185230822085600969.htm 

  • Từ khóa

Cà phê chiếm vị trí số 1 về tác dụng không ngờ

Mọi người đều biết cà phê ẩn có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng bạn có biết nó còn là tuyệt chiêu trị táo bón.
15:42 - 17/05/2024
769 lượt xem

Bộ Y tế chính thức cấp phép lưu hành vắc xin ngừa sốt xuất huyết

Vắc xin ngừa sốt xuất huyết do Takeda sản xuất, được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam từ ngày 15-5. Đây là vắc xin ngừa sốt xuất huyết đầu tiên được...
11:45 - 17/05/2024
897 lượt xem

Việt Nam tham gia hệ thống ứng phó đại dịch của WHO

Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa khánh thành Trung tâm hợp tác với WHO về chuẩn bị, ứng phó với đại dịch và quản lý lâm sàng các bệnh truyền...
09:45 - 17/05/2024
912 lượt xem

5 lợi ích sức khỏe bất ngờ của ăn tối sớm

Nhiều người trong chúng ta thường ăn tối khá muộn và đây không phải thói quen tốt. Trên thực tế, ăn tối sớm có thể mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe thể...
08:26 - 17/05/2024
969 lượt xem

Phát hiện đột quỵ, ung thư chỉ trong vài phút nhờ ‘siêu máy’ CT 1975 lát cắt

Đây là một trong những máy CT được đánh giá có tốc độ chụp nhanh nhất thế giới tính đến thời điểm này khi chụp 1 trái tim chỉ cần 0,23 giây, chụp toàn...
18:44 - 16/05/2024
1,295 lượt xem