190
/
158728
Chỉ số đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
chi-so-duong-huyet-cao-bao-nhieu-la-nguy-hiem
news

Chỉ số đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Thứ 3, 09/01/2024 | 16:20:00
2,168 lượt xem

Đường huyết là lượng glucose có trong máu tại một thời điểm nhất định. Glucose là một loại đường cung cấp năng lượng chính cho các tế bào của cơ thể. Mức đường huyết có thể thay đổi trong suốt cả ngày, tùy vào các yếu tố như lượng thức ăn, hoạt động thể chất và mức insulin tự nhiên trong cơ thể.

Đường huyết giảm, còn được gọi là hạ đường huyết, xảy ra khi đường huyết giảm xuống dưới 70 mg/dL (3,9 mmol/L). Hạ đường huyết nghiêm trọng xảy ra khi đường huyết giảm xuống dưới 54 mg/dL. Tình trạng này có thể làm đổ nhiều mồ hôi, run, chóng mặt, ngất xỉu và nhiều triệu chứng khác, thậm chí gây nguy hiểm, theo chuyên trang sức khỏe Verywell Health (Mỹ).

Chỉ số đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?- Ảnh 1.

Tăng đường huyết quá cao có thể gây nhiễm toan ceton do đái tháo đường SHUTTERSTOCK

Mặt khác, tăng đường huyết xảy ra khi đường huyết vượt quá 180 mg/dL. Đường huyết tăng có thể gây ra các triệu chứng như khát nước dữ dội, buồn ngủ, buồn nôn, ói mửa, nhức đầu, mờ mắt và mệt mỏi.

Các mục tiêu kiểm soát đường huyết ở người trưởng thành bị tiểu đường là từ 80 đến 130 mg/dL lúc đói và dưới 180 mg/dL trong khoảng thời gian từ 1 đến 2 tiếng sau bữa ăn. Trong trường hợp nghiêm trọng, đường huyết quá cao, tức trên 300 mg/dL, có thể dẫn đến hôn mê. Giữ đường huyết trong phạm vi an toàn có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng như đau tim, đột quỵ hay biến chứng tổn thương thần kinh, mắt.

Đường huyết tăng quá cao sẽ dẫn đến một tình trạng gọi là nhiễm toan ceton do đái tháo đường. Đây là trường hợp khẩn cấp cần được cấp cứu ngay lập tức. Nó xảy ra khi trong cơ thể người bệnh không có insulin nên không thể đưa glucose vào tế bào để cung cấp năng lượng hoạt động. Khi đó, cơ thể sẽ bắt đầu đốt cháy chất béo và tạo ra xeton để lấy năng lượng. Tình trạng này làm tăng tính a xít trong máu và gây tổn thương tế bào. Nếu không can thiệp có thể gây hôn mê hoặc tử vong.

Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến đường huyết, từ chế độ ăn uống, hoạt động thể chất, thuốc và mức độ căng thẳng. Ăn nhiều món có chỉ số đường huyết cao, chẳng hạn như thức uống có đường hay bánh ngọt, có thể dẫn đến tăng nhanh đường huyết.

Ngược lại, ăn các món có chỉ số đường huyết thấp, chẳng hạn như ngũ cốc nguyên hạt, một số loại trái cây và rau quả, sẽ giúp điều chỉnh đường huyết và cải thiện sức khỏe tổng thể. Điều quan trọng là người bệnh phải duy trì chế độ ăn uống cân bằng và bổ dưỡng, tham gia vào hoạt động thể chất thường xuyên và kiểm soát căng thẳng. Các biện pháp này sẽ giúp giữ đường huyết trong phạm vi an toàn, theo Verywell Health.

Theo Thanh niên

https://thanhnien.vn/chi-so-duong-huyet-cao-bao-nhieu-la-nguy-hiem-18524010912081928.htm 

  • Từ khóa

Cà phê chiếm vị trí số 1 về tác dụng không ngờ

Mọi người đều biết cà phê ẩn có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng bạn có biết nó còn là tuyệt chiêu trị táo bón.
15:42 - 17/05/2024
629 lượt xem

Bộ Y tế chính thức cấp phép lưu hành vắc xin ngừa sốt xuất huyết

Vắc xin ngừa sốt xuất huyết do Takeda sản xuất, được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam từ ngày 15-5. Đây là vắc xin ngừa sốt xuất huyết đầu tiên được...
11:45 - 17/05/2024
756 lượt xem

Việt Nam tham gia hệ thống ứng phó đại dịch của WHO

Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa khánh thành Trung tâm hợp tác với WHO về chuẩn bị, ứng phó với đại dịch và quản lý lâm sàng các bệnh truyền...
09:45 - 17/05/2024
787 lượt xem

5 lợi ích sức khỏe bất ngờ của ăn tối sớm

Nhiều người trong chúng ta thường ăn tối khá muộn và đây không phải thói quen tốt. Trên thực tế, ăn tối sớm có thể mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe thể...
08:26 - 17/05/2024
822 lượt xem

Phát hiện đột quỵ, ung thư chỉ trong vài phút nhờ ‘siêu máy’ CT 1975 lát cắt

Đây là một trong những máy CT được đánh giá có tốc độ chụp nhanh nhất thế giới tính đến thời điểm này khi chụp 1 trái tim chỉ cần 0,23 giây, chụp toàn...
18:44 - 16/05/2024
1,162 lượt xem