205
/
125914
Phải hạn chế thấp nhất việc ‘thừa kịch bản yếu, thiếu kịch bản hay’
phai-han-che-thap-nhat-viec-thua-kich-ban-yeu-thieu-kich-ban-hay
news

Phải hạn chế thấp nhất việc ‘thừa kịch bản yếu, thiếu kịch bản hay’

Thứ 3, 29/03/2022 | 10:53:13
1,167 lượt xem

Tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách thảo luận một số dự án luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 3, sáng 29/3, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi).

Phải hạn chế thấp nhất việc ‘thừa kịch bản yếu nhưng lại thiếu kịch bản hay’ - Ảnh 1.

Toàn cảnh Hội nghị - Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng

Tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi). Sau kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục chủ trì, phối hợp với cơ quan soạn thảo, các cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội; tổ chức hội nghị, làm việc với các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, các đối tượng chịu sự tác động của dự án Luật, gửi dự thảo Luật xin ý kiến một số bộ, ngành, cơ quan liên quan để có thêm thông tin và cơ sở thực tiễn hoàn thiện dự thảo Luật.

Ủy ban Văn hóa, Giáo dục cho biết, đây là dự án Luật có tính chuyên môn sâu, phức tạp, một số vấn đề mới chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn tại Việt Nam. Việc tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật đã được tiến hành thận trọng, kỹ lưỡng; xem xét, đánh giá các chính sách một cách toàn diện, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn; chỉ những vấn đề đã rõ, được thực tiễn chứng minh thì quy định trong Luật, những vấn đề mới, chưa được kiểm nghiệm, cần có sự điều chỉnh linh hoạt để phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn thì quy định nguyên tắc trong Luật và giao Chính phủ quy định chi tiết.

So với dự thảo Luật của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 2, dự thảo Luật sau khi tiếp thu, chỉnh lý đã bổ sung nhiều nội dung mới. Đến nay dự thảo Luật đã đáp ứng các mục tiêu đề ra, nhất là mục tiêu về thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Hiến pháp năm 2013, xây dựng nền điện ảnh, công nghiệp điện ảnh Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong tổng thể phát triển của văn hóa - xã hội, đảm bảo tính minh bạch, tính khả thi cao và tính thống nhất trong hệ thống pháp luật.

Tại Phiên họp thứ 9 vừa diễn ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về nội dung tiếp thu, chỉnh lý của dự án Luật này. Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã làm việc với cơ quan soạn thảo để tiếp thu các ý kiến.

Cần làm rõ hơn quy trình hợp tác sản xuất phim

Sản xuất phim; thu hút các cá nhân, tổ chức nước ngoài sản xuất phim tại Việt Nam; khâu hậu kiểm… là những vấn đề lớn, thu hút nhiều ý kiến đóng góp của các đại biểu Quốc hội tại thảo luận.

Đề cập đến quy định về sản xuất phim tại Việt Nam đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài, một số ý kiến đề nghị nên quy định hồ sơ xin cấp phép chỉ yêu cầu kịch bản tóm tắt phim tại Việt Nam thay vì kịch bản phim đầy đủ.

Đại biểu Trần Văn Lâm (Bắc Giang) cho rằng, cần quan tâm đơn giản hóa hơn nữa các thủ tục hành chính, nhất là những quy định về thẩm định, cấp phép; quan tâm rút ngắn thời gian cấp phép cung cấp dịch vụ sản xuất phim cho tổ chức, cá nhân nước ngoài. 

Nhấn mạnh, những quy định hiện nay là quá chặt chẽ, đại biểu Trần Văn Lâm cho rằng, những gì không phạm vào các điều cấm thì nên có các quy đinh linh hoạt, uyển chuyển hơn để thu hút các nhà làm phim nước ngoài vào Việt Nam để quảng bá về hình ảnh, đất nước, con người Việt Nam ra thế giới. Việc tăng cường quản lý nhà nước là cần thiết, nhưng cũng không phải đi làm những việc quá cụ thể, tỉ mỉ, gây khó khăn, kìm hãm cho hoạt động điện ảnh.

Bên cạnh đó, một số ý kiến đề nghị làm rõ hơn quy trình hợp tác sản xuất phim, trách nhiệm của các cơ sở điện ảnh trong nước cung cấp dịch vụ phim cho tổ chức, cá nhân nước ngoài.

"Việc ưu đãi nhằm thu hút các cá nhân, tổ chức nước ngoài đến Việt Nam làm phim có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, thúc đẩy phát triển điện ảnh, du lịch và dịch vụ liên quan", đại biểu Trần Thị Hoa Ry (Bạc Liêu) nhận định,

Về sản xuất phim sử dụng ngân sách Nhà nước (Điều 14), đại biểu Nguyễn Thị Phú Hà (Hòa Bình) và một số ý kiến đề nghị làm rõ hơn về chủ thể đầu tư dự án phim sử dụng ngân sách Nhà nước; đề nghị cần thúc đẩy các giải pháp cải cách hành chính để thu hút nguồn lực xã hội trong hoạt động sản xuất phim, khuyến khích được ngày càng nhiều các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động làm phim.

Đồng quan điểm trên, đại biểu Điểu Huỳnh Sang (Bình Phước), đại biểu Trần Thị Hoa Ry (Bạc Liêu) nhấn mạnh, cần có những đột phá để điện ảnh góp phần quảng bá hình ảnh, đất nước, con người Việt Nam ra thế giới; những thước phim điện ảnh phục vụ nhiệm vụ chính trị, Nhà nước cần có cơ chế khuyến khích, tài trợ, đầu tư; trong sản xuất phim, phải hạn chế thấp nhất việc "thừa kịch bản yếu nhưng lại thiếu kịch bản hay"; công tác xây dựng kịch bản cần phải đầu tư hơn nữa, đi liền với đó là tăng cường khâu hậu kiểm, hạn chế tối đa các tác phẩm điện ảnh kém chất lượng vì trên thực tế đã có những bộ phim khi được trình chiếu, công chúng phát hiện ra những kẽ hở.

Ngoài ra, một số đại biểu cho rằng quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong dự thảo Luật còn chung chung, cần hạn chế những nội dung cấm mơ hồ vì điện ảnh là ngành nghệ thuật sáng tạo./.

Theo Nguyễn Hoàng/Chinhphu.vn

https://baochinhphu.vn/phai-han-che-thap-nhat-viec-thua-kich-ban-yeu-kich-ban-hay-102220329095117575.htm

  • Từ khóa

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa

Chiều tối ngày 16/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa nhằm tiếp tục thực hiện mục tiêu ổn định kinh...
08:34 - 17/05/2024
142 lượt xem

Thủ tướng chỉ thị chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng Kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đại học 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 16/5/2024 về tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung...
08:32 - 17/05/2024
149 lượt xem

Ban Tôn giáo Chính phủ thông tin về "sư Thích Minh Tuệ"

Ban Tôn giáo Chính phủ đã có văn bản gửi các Ban/Phòng Tôn giáo (Sở Nội vụ) các tỉnh, thành về trường hợp "sư Thích Minh Tuệ"
00:19 - 17/05/2024
367 lượt xem

Bà Bùi Thị Minh Hoài được bầu vào Bộ Chính trị

Tại Hội nghị Trung ương 9, Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu bổ sung 4 Ủy viên Bộ Chính trị khoá XIII, trong đó có bà Bùi Thị Minh Hoài, Bí thư Trung ương...
19:26 - 16/05/2024
477 lượt xem

Tân Ủy viên Bộ Chính trị Đỗ Văn Chiến

Tại Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII diễn ra vào sáng ngày 16/5, Trung ương đã cho ý kiến về công tác nhân Ban Chấp hành...
19:28 - 16/05/2024
536 lượt xem