208
/
142533
Thượng tướng Nguyễn Tân Cương lý giải việc nên có Quỹ phòng thủ dân sự
thuong-tuong-nguyen-tan-cuong-ly-giai-viec-nen-co-quy-phong-thu-dan-su
news

Thượng tướng Nguyễn Tân Cương lý giải việc nên có Quỹ phòng thủ dân sự

Thứ 3, 14/02/2023 | 20:16:00
1,984 lượt xem

Giải trình về Quỹ phòng thủ dân sự, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương cho rằng thảm họa, sự cố khi xảy ra ảnh hưởng rất lớn nên cần nguồn lực giải quyết vấn đề cấp thiết ban đầu.

Thượng tướng Nguyễn Tân Cương lý giải việc nên có Quỹ phòng thủ dân sự - Ảnh 1.

Thượng tướng Nguyễn Tân Cương - Ảnh: PHẠM THẮNG

Chiều 14-2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự án Luật phòng thủ dân sự.

Nhiều ý kiến khác nhau về Quỹ phòng thủ dân sự

Trình bày báo cáo, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho hay vấn đề về Quỹ phòng thủ dân sự có 2 loại ý kiến.

Loại ý kiến thứ nhất đề nghị có Quỹ phòng thủ dân sự như Chính phủ trình để chủ động trong nguồn lực ứng phó, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh…

Ngược lại, loại ý kiến thứ hai đề nghị bỏ quy định về Quỹ phòng thủ dân sự bởi nhiệm vụ chi của quỹ này có thể trùng với nhiệm vụ chi của ngân sách; hiệu quả không cao vì khi xảy ra thiên tai sẽ cần kinh phí rất lớn. Vì thế nếu để số dư ở mức nhỏ sẽ không đáp ứng được yêu cầu, nếu dư quỹ lớn sẽ lãng phí vì không thường xuyên sử dụng…

Trên cơ sở ý kiến của đại biểu Quốc hội và các cơ quan có liên quan, đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị không quy định Quỹ phòng thủ dân sự, mà thiết kế phương án linh hoạt hơn về việc hình thành quỹ trong trường hợp thật sự cần thiết.

Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh xây dựng 2 phương án xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Trong đó, phương án 1 giữ quy định về Quỹ phòng thủ dân sự như dự thảo Chính phủ trình.

Phương án 2 sửa điểm b khoản 2 điều 43 (tài chính, lực lượng, phương tiện, dự trữ cho phòng thủ dân sự) thành:

“Trong trường hợp cấp bách, Thủ tướng quyết định thành lập quỹ theo quy định của pháp luật để quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ, hỗ trợ, đóng tự nguyện bằng tiền, tài sản của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước và các nguồn hợp pháp khác cho hoạt động phòng chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố”.

Ông Tới nói việc chỉnh sửa này xuất phát từ kinh nghiệm của việc thành lập Quỹ vắc xin thời gian qua, thể hiện sự linh hoạt trong huy động kịp thời nguồn lực cho các tình huống đặc biệt cấp bách.

Nêu ý kiến sau đó, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng tán thành phương án 2.

Theo ông, phương án như Chính phủ trình sẽ không phù hợp với Luật ngân sách, bởi hằng năm ngân sách thường xuyên đã bố trí cả nguồn dự toán ngân sách và nguồn dự phòng để thực hiện các nhiệm vụ chi cho phòng chống thiên tai, dịch bệnh…

Nhiệm vụ chi của Quỹ phòng thủ dân sự trong một số trường hợp có thể trùng với nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước.

“Hai quỹ không thể trùng một nội dung chi”, ông Tùng nhấn mạnh.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho rằng lập Quỹ phòng thủ dân sự và nguồn vốn căn bản cho quỹ này cần ưu tiên trong 10% ngân sách dự phòng của các địa phương. Nếu được thì nên luật hóa quy định này trong dự thảo.

Thành lập quỹ nhưng phải đảm bảo tính công khai, minh bạch

Báo cáo giải trình tại phiên họp, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương - tổng tham mưu trưởng, thứ trưởng Bộ Quốc phòng - cho rằng 2 phương án đưa ra thực ra là việc lập quỹ trước hay sau khi xuất hiện thảm họa, sự cố.

Nhấn mạnh việc thành lập quỹ là cần thiết, theo Thượng tướng Cương, hoạt động phòng thủ dân sự có phạm vi rất rộng, liên quan nhiều lĩnh vực và khi xảy ra thảm họa, sự cố gây ảnh hưởng rất lớn.

Vì vậy, nếu có một nguồn lực trong tay, khi các sự cố xảy ra sẽ có ngay điều kiện để sử dụng, giải quyết những vấn đề cấp thiết.

“Thảm họa động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ, Syria lớn như vậy. Nếu không có nguồn lực ngay lúc đầu rất khó để đáp ứng. Ngay cả quốc gia, tổ chức quốc tế viện trợ cũng phải mất một thời gian chứ không thể có được ngay”, ông Cương dẫn chứng.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết cơ quan soạn thảo sẽ nghiên cứu thêm, để tích hợp thêm nội dung của phương án 2 vào phương án 1 để linh hoạt thực hiện.

Còn việc sử dụng thế nào để quỹ này bảo đảm minh bạch, không trùng lắp với quỹ khác thì cần xây dựng quy chế.

Kết luận nội dung này, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nêu rõ việc quỹ có trước hay có sau thì tiếp tục xin ý kiến.

Tinh thần là thành lập nhưng phải đảm bảo tính công khai, minh bạch và sử dụng có hiệu quả.

Theo Thành Chung/ Tuổi Trẻ

https://tuoitre.vn/thuong-tuong-nguyen-tan-cuong-ly-giai-viec-nen-co-quy-phong-thu-dan-su-20230214162318403.htm

  • Từ khóa

Đu trend 'đi tìm kho báu' là hành vi đăng tải thông tin sai sự thật

Đây là khẳng định của ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ TT-TT), tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ TT-TT...
09:12 - 14/05/2024
2,061 lượt xem

Tăng cường trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức trong phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng

Ngày 13/5, tại Hà Nội, với sự bảo trợ của Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Cục A05) Bộ Công an, Hiệp hội An ninh mạng Quốc...
14:55 - 13/05/2024
1,957 lượt xem

Xử lý nhóm Facebook báo chốt cảnh sát giao thông, ‘né’ kiểm tra nồng độ cồn

Các thành viên của nhóm có tên Taxi Lương Sơn đã gửi nhiều tin nhắn, hình ảnh, ghi âm thông tin báo chốt của cảnh sát giao thông để né kiểm tra nồng độ...
16:05 - 07/05/2024
1,987 lượt xem

Cảnh báo 4 hình thức lừa đảo trực tuyến mới tuần qua

Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) điểm lại một số hình thức lừa đảo trực tuyến trong tuần qua để người dân chủ động phòng tránh.
14:32 - 05/05/2024
2,298 lượt xem

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo thông qua các hội nhóm, nhóm chat đầu tư chứng khoán

Lợi dụng yếu tố tâm lý về lợi nhuận, sự thiếu hiểu biết của người dân và một số nhà đầu tư, các đối tượng tự nhận là nhân viên các công ty chứng khoán có...
07:33 - 05/05/2024
2,175 lượt xem