24
/
117259
Mỹ tăng tốc "cấm cửa" thiết bị viễn thông của Trung Quốc
my-tang-toc-cam-cua-thiet-bi-vien-thong-cua-trung-quoc
news

Mỹ tăng tốc "cấm cửa" thiết bị viễn thông của Trung Quốc

Thứ 3, 28/09/2021 | 07:20:51
344 lượt xem

Chính phủ Mỹ tiếp tục đẩy mạnh chương trình vận động và hỗ trợ các nhà mạng viễn thông trong nỗ lực nhằm thay thế các thiết bị của các nhà cung cấp Trung Quốc gồm Huawei và ZTE.

huawei zte_VoiceofVienna.jpg

Các hãng viễn thông Trung Quốc Huawei, ZTE (Ảnh: VoiceofVienna).

Ngày 27/9, các nhà mạng viễn thông ở vùng nông thôn Mỹ đã nhận được hướng dẫn về việc đăng ký tham gia chương trình trị giá 1,9 tỷ USD của chính phủ liên bang Mỹ. Đây là nỗ lực của Mỹ nhằm hỗ trợ ngân sách cho các nhà mạng để thay thế các thiết bị của nhà cung cấp Trung Quốc gồm Huawei và ZTE trong hệ thống cơ sở hạ tầng viễn thông.

Theo SCMP, dự kiến từ ngày 29/10, Mỹ sẽ bắt đầu nhận hồ sơ của các nhà mạng để tham gia vào chương trình được gọi là "loại bỏ và thay thế". Ngày 27/9, Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) đã nói với các nhà mạng rằng, thời hạn đăng ký sẽ được kéo dài sang tháng 1/2022. Chi phí nhân công mà các nhà cung cấp phải chịu khi thay thế thiết bị Trung Quốc giờ đây cũng có thể nằm trong hạng mục được chính phủ Mỹ hoàn tiền.

"Người Mỹ dựa vào mạng lưới truyền thông để làm mọi thứ, từ công việc, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, giải trí, đến duy trì kết nối với bạn bè và gia đình. Tuy nhiên, những lợi ích này chỉ có được nếu hệ thống mạng của chúng ta được bảo mật", Kris Monteith, quan chức FCC, cho biết.

Bà Monteith cho hay, chương trình "loại bỏ và thay thế" sẽ "hướng tới việc giảm thiểu những rủi ro hiện đang tồn tại bởi thiết bị Huawei và ZTE".

FCC lần đầu coi Huawei và ZTE là "mối đe dọa an ninh quốc gia" từ tháng 11/2019. Vào tháng 3/2020, Mỹ ban hành luật cấm các nhà mạng Mỹ sử dụng sử dụng ngân sách trợ cấp liên bang để mua thiết bị mạng từ các công ty viễn thông Trung Quốc bị coi là các mối đe dọa an ninh.

Huawei và ZTE nhiều lần bác bỏ cáo buộc họ là mối đe dọa tới an ninh quốc gia.

Từ sau khi ông Joe Biden nhậm chức tổng thống Mỹ hồi đầu năm, chính quyền của ông tiếp tục đẩy mạnh chương trình "loại bỏ và thay thế". Quốc hội Mỹ cũng duy trì lập trường cứng rắn trước các công ty công nghệ Trung Quốc.

Dưới thời ông Biden, FCC tiếp tục thực hiện các mệnh lệnh hành pháp có từ thời chính quyền tiền nhiệm nhằm tìm cách thu hồi các ủy quyền trước đây về việc mua thiết bị từ các công ty bị cho là mối đe dọa tới an ninh Mỹ.

Theo Đức Hoàng/Dân trí (nguồn SCMP)

https://dantri.com.vn/the-gioi/my-tang-toc-cam-cua-thiet-bi-vien-thong-cua-trung-quoc-20210928065346975.htm

  • Từ khóa

Triều Tiên khẳng định không xuất khẩu vũ khí sang Nga

Ngày 17-5, em gái của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un bác cáo buộc về hoạt động hợp tác quân sự giữa Triều Tiên và Nga, nhấn mạnh vũ khí của Triều...
15:48 - 17/05/2024
248 lượt xem

Thủ tướng Slovakia đã có thể nói chuyện sau khi bị bắn

Đến sáng 17-5 (giờ Việt Nam), Thủ tướng Slovakia Robert Fico đã ổn định nhưng vẫn còn trong tình trạng nghiêm trọng, tuy nhiên ông đã bắt đầu nói chuyện...
11:12 - 17/05/2024
341 lượt xem

Triển vọng kinh tế thế giới qua ‘lăng kính’ Liên Hợp Quốc

Ngày 16/5 (giờ New York), Liên Hợp Quốc (LHQ) đã công bố Báo cáo Tình hình và Triển vọng Kinh tế Thế giới, trong đó đưa ra đánh giá lạc quan thận trọng...
10:12 - 17/05/2024
374 lượt xem

Hạ viện Mỹ thông qua luật chuyển giao nhanh vũ khí cho Israel, ông Biden phản đối

Hạ viện Mỹ ngày 16.5 đã thông qua dự luật yêu cầu 'chuyển giao nhanh chóng' viện trợ quốc hội cho Israel, song điều này bị Nhà Trắng và phe Dân chủ phản...
08:47 - 17/05/2024
384 lượt xem

Nga - Trung thắt chặt hợp tác trong thời đại mới

Tháng trước Ngoại trưởng Mỹ Blinken tới Trung Quốc mang theo lời cảnh báo Bắc Kinh về chuyện ủng hộ Nga. Và ngày 16-5, Tổng thống Putin đã có mặt tại Bắc...
09:21 - 17/05/2024
361 lượt xem