24
/
55606
Xác định nguyên nhân vụ tàu ngầm bị mất tích tại Argentina
xac-dinh-nguyen-nhan-vu-tau-ngam-bi-mat-tich-tai-argentina
news

Xác định nguyên nhân vụ tàu ngầm bị mất tích tại Argentina

Thứ 4, 29/11/2017 | 15:28:55
801 lượt xem

Theo các phân tích của hải quân Argentina, các pin điện trên tàu ngầm ARA San Juan thường xuyên tạo ra khí hydro là thứ dễ cháy nổ.

Trong một cuộc họp báo diễn ra vào ngày hôm qua (28/11), người phát ngôn của Lực lượng Hải quân Argentina Enrique Balbi đã xác nhận, nguyên nhân gây nổ đối với tàu ngầm ARA San Juan là do khí hydro, con tàu đã bị mất tích kể từ ngày 15/11 vừa qua trên biển nam Đại Tây Dương.

Tàu ngầm San Juan.

Theo phân tích của ông Enrique Balbi, các pin điện trên tàu ngầm ARA San Juan thường xuyên tạo ra khí hydro và khi xảy ra sự cố chập điện tại khu vực phía đầu tàu ngầm, gây nên tình trạng cháy và khi kết hợp cùng với khí hydro đã tạo nên sức công phá rất lớn đối với tàu San Juan.

Trước đó, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) cho biết đã phát hiện một vụ nổ lớn gần khu vực vùng đặc quyền kinh tế của Argentina ở khu vực nam Đại Tây Dương, cũng chính là nơi tàu ngầm ARA San Juan cùng 44 thủy thủ đoàn mất tích từ ngày 15/11 khi đang làm nhiệm vụ tuần tra.

Trong suốt thời gian qua, chiến dịch tìm kiếm và cứu hộ tàu ngầm ARA San Juan vẫn tiếp tục được tiến hành. Đến nay, đã có khoảng 4.000 người, cùng hàng chục máy bay và tàu các loại của Argentina tham gia sứ mệnh tìm kiếm chiếc tàu ngầm mất tích.

Trong khi đó, Argentina cũng nhận được sự hỗ trợ tích cực từ cộng đồng quốc tế. Nhiều quốc gia như Mỹ, Anh, Pháp, Chile, Brazil, Uruguay, Peru, Tây Ban Nha... đã gửi trang thiết bị hiện đại và chuyên gia tới hỗ trợ công tác tìm kiếm, song vẫn chưa đạt được kết quả khả quan.

Được biết, tàu ngầm ARA San Juan, được hạ thủy năm 1983, là tàu ngầm mới nhất trong 3 tàu ngầm mà Hải quân Argentina sở hữu.

Đây là loại tàu ngầm diesel - điện lớp TR-1700 do Đức sản xuất, dài 65m, được trang bị 4 động cơ diesel MTU, 4 máy phát, động cơ điện Siemens cùng 120 khối pin điện, cho phép nó đạt tốc độ tới 46 km/h khi lặn./.

Theo Ngọc Huân/VOV.VN


  • Từ khóa

Thủ tướng Slovakia đã có thể nói chuyện sau khi bị bắn

Đến sáng 17-5 (giờ Việt Nam), Thủ tướng Slovakia Robert Fico đã ổn định nhưng vẫn còn trong tình trạng nghiêm trọng, tuy nhiên ông đã bắt đầu nói chuyện...
11:12 - 17/05/2024
110 lượt xem

Triển vọng kinh tế thế giới qua ‘lăng kính’ Liên Hợp Quốc

Ngày 16/5 (giờ New York), Liên Hợp Quốc (LHQ) đã công bố Báo cáo Tình hình và Triển vọng Kinh tế Thế giới, trong đó đưa ra đánh giá lạc quan thận trọng...
10:12 - 17/05/2024
138 lượt xem

Hạ viện Mỹ thông qua luật chuyển giao nhanh vũ khí cho Israel, ông Biden phản đối

Hạ viện Mỹ ngày 16.5 đã thông qua dự luật yêu cầu 'chuyển giao nhanh chóng' viện trợ quốc hội cho Israel, song điều này bị Nhà Trắng và phe Dân chủ phản...
08:47 - 17/05/2024
163 lượt xem

Nga - Trung thắt chặt hợp tác trong thời đại mới

Tháng trước Ngoại trưởng Mỹ Blinken tới Trung Quốc mang theo lời cảnh báo Bắc Kinh về chuyện ủng hộ Nga. Và ngày 16-5, Tổng thống Putin đã có mặt tại Bắc...
09:21 - 17/05/2024
150 lượt xem

Thăm Trung Quốc, ông Putin nhắc chuyện 'liên minh quân sự khép kín' ở châu Á

Tổng thống Nga Vladimir Putin đánh giá cao nỗ lực của Trung Quốc trong việc xử lý khủng hoảng Ukraine, đồng thời chia sẻ với Bắc Kinh về quan điểm xung...
18:43 - 16/05/2024
509 lượt xem