313
/
142524
Những thông tin hữu ích về pháp lý trong phòng chống bài trừ mê tín, dị đoan
nhung-thong-tin-huu-ich-ve-phap-ly-trong-phong-chong-bai-tru-me-tin-di-doan
news

Những thông tin hữu ích về pháp lý trong phòng chống bài trừ mê tín, dị đoan

Thứ 3, 14/02/2023 | 15:15:00
2,350 lượt xem

BGTV- Hoạt động tâm linh là một nhu cầu văn hóa tinh thần đặc biệt của con người; đời sống tâm linh là nét văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc, Hoạt động mê tín, dị đoan gây ảnh hưởng rất lớn đối với xã hội, không chỉ gây thiệt hại về tính mạng con người, gây tâm lý hoang mang trong dư luận xã hội mà còn ảnh hưởng đến những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Trong thực tế hiện nay, mỗi người dân Việt Nam ai cũng nên song hành việc tìm hiểu về đời sống tâm linh của dân tộc mình, và tham gia một cách tích cực vào hoạt động đó, để loại bỏ những yếu tố mê tín, dị đoan, kế thừa và phát triển văn hóa tâm linh thành giá trị cốt lõi của nền văn hóa mới. 

Luật sư Giáp Văn Điệp – Giám đốc Công ty Luật TNHH Hoàng Phong 

Luật sư Giáp Văn Điệp – Giám đốc Công ty Luật TNHH Hoàng Phong, Số 67, Nguyễn Đình Chính, Phường Thọ Xương, Thành Phố Bắc Giang, Luật sư của chương trình sẽ thông tin, giải đáp rõ hơn về những điều Luật quy định về hoạt động mê tín dị đoan cũng như mức xử phạt cho những hành vi lôi kéo, dụ dỗ tham gia mê tín dị đoan. 

Luật sư cho biết dấu hiệu pháp lý của hành vi mê tín dị đoan là gì? Cũng như mức xử phạt của tội danh này được pháp luật quy định như thế nào?

Luật sư Giáp Văn ĐIệp: Theo quy định tại Điều 320 Bộ Luật hình sự 2015 (có hiệu lực ngày 01/01/2018):

1. Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Làm chết người;

b) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

- Dấu hiệu pháp lý của tội danh này là:

Khách thể: Tội phạm xâm phạm đến trật tự xã hội, và nếp sống văn minh, lành mạnh của Nhà nước.

Chủ thể: Chủ thể của tội phạm là chủ thể thường, là bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi luật định.

Mặt khách quan: Tội phạm có một trong các hành vi bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác.

Bói toán. Đây là hành vi đoán, phán chỉ về hiện tại, quá khứ và tương lai của người khác, chỉ dựa trên sự đoán mò theo kinh nghiệm về tâm lí con người mà không có cơ sở khoa học.

Đồng bóng là hành vi tổ chức cúng lễ, lên đồng, cầu khấn.
 
Các hình thức mê tín dị đoan khác có thể là các hành vi yếm bùa, cúng trừ tà ma.

Căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự: Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Mặt chủ quan: Tội hành nghề mê tín, dị đoan được thực hiện với lỗi cố ý. Mục đích nhằm thu lợi bất chính cho bản thân người thực hiện hành vi vi phạm.

Việc tổ chức cung cấp thông tin trên trang thông tin điện tử có nội dung cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội và sức khỏe của cộng đồng theo quy định mới thì phạt ra sao?

Luật sư Giáp Văn Điệp:Theo Điểm b Khoản 2 Điều 20 Nghị định 119/2020/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 1/12/2020) quy định như sau: 

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sau đây: Cung cấp thông tin có nội dung cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, những chuyện thần bí gây hoang mang trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội và sức khỏe của cộng đồng;

Như vậy, trường hợp tổ chức cung cấp thông tin trên trang thông tin điện tử tổng hợp có nội dung cổ suy các hủ tục, mê tín, dị đoan ảnh hưởng đến xấu đến trật tự, an toàn xã hội và sức khỏe của cộng đồng thì có thể bị phạt đến 30 triệu đồng. Mức phạt này là mức phạt đối với tổ chức (Khoản 2 Điều 4 Nghị định 119/2020/NĐ-CP).

Tại các Lễ hội đầu xuân, nhiều người hành nghề bói toán, cò mồi, bảo kê, chèo kéo người dân tham gia hoạt động  mê tín dị đoan. Vậy, hành vi lôi kéo, dụ dỗ người khác tham gia hoạt động mê tín, dị đoan trái pháp luật bị lý như thế nào?

Luật sư Giáp Văn Điệp: Xử lý vi phạm hành chính: 

- Theo điểm a khoản 2 Điều 15 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP, bị phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng. Bên cạnh đó, người có hành vi này phải thực hiện biện  khắc phục hậu quả, buộc phải nộp lại số tiền thu lợi bất hợp pháp do thực hiện hành vi nêu trên.

- Đối với hành vi lợi dụng lễ hội để tham gia hoạt động mê tín dị đoan thì bị phạt tiền từ 3 triệu đến 5 triệu đồng theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 14 Nghị định số 38/2021/NĐ-CP.  Bên cạnh đó, đối với hành vi tổ chức hoạt động mê tín dị đoan theo quy định tại điểm đ khoản 7 Điều 14 Nghị định số 38/2021/NĐ-CP thì bị phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng.

- Hoạt động mê tín dị đoan được thực hiện dựa trên việc lợi dụng bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá thì bị phạt tiền từ 30 triệu đến 40 triệu đồng theo quy định tại khoản 6 Điều 20 Nghị định số 38/2021/NĐ-CP. Do đó, tuỳ từng mức độ của hành vi mà bị xử lý vi phạm hành chính với khoản tiền phạt cụ thể.

 Mê tín dị đoan là hoạt động thường diễn ra phổ biến tại các điểm thờ tự, chốn linh thiêng trong những ngày đầu xuân tại các địa phương, gây ảnh hưởng xấu đến thuần phong mỹ tục và nét đẹp văn hóa của dân tộc. Vậy, luật sư cho biết, khi nào thì người hành nghề mê tín bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Luật sư Giáp Văn Điệp: Tại Điều 320 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về tội hành nghề mê tín, dị đoan như sau:

"1. Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Làm chết người;

b) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội."

=> Như vậy, theo quy định này thì người hành nghề mê tín, dị đoan sẽ bị xử lý hình sự nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà vẫn còn thực hiện;

+ Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

+ Làm chết người;

+ Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;

+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

BGTV

  • Từ khóa

Việt Nam - Pháp chia sẻ kinh nhiệm về thu hồi tài sản tham nhũng

Ngày 15-16/5, trong khuôn khổ Kế hoạch hợp tác giai đoạn 2024-2025 giữa Bộ Tư pháp Việt Nam và Bộ Tư pháp Cộng hòa Pháp, Bộ Tư pháp hai nước phối hợp tổ...
11:47 - 17/05/2024
1,660 lượt xem

Giải đáp về quy định của pháp luật về điều kiện quyền sử dụng đất

BGTV - Chị Dương Thị Lan ở xã Cao Xá, huyện Tân Yên hỏi: Gia đình tôi có ý định mua 1 lô đất diện tích 90m2 được tách ra trong một thửa đất với hình thức...
12:12 - 17/05/2024
1,624 lượt xem

Cảnh báo mạo danh Cổng TTĐT Bộ Công an để lừa đảo

Nhiều trang thông tin đã mạo danh Cổng thông tin điện tử Bộ Công an để quảng cáo hỗ trợ lấy lại tiền lừa đảo nhằm tiếp tục lừa đảo nạn nhân. Bộ Công an...
10:55 - 14/05/2024
2,106 lượt xem

Cấm nhà báo ghi âm, ghi hình phiên tòa là trái với luật Báo chí

Theo các chuyên gia, dự thảo luật Tổ chức TAND (sửa đổi) chỉ cho phép ghi âm, ghi hình phần khai mạc phiên tòa và tuyên án là trái với luật Báo chí và...
09:05 - 14/05/2024
2,143 lượt xem

Thượng tướng Lương Tam Quang: Lừa đảo qua mạng gây thiệt hại hơn 390 ngàn tỉ đồng

Theo Thượng tướng Lương Tam Quang, các đối tượng tội phạm mạng trong và ngoài nước liên tục thay đổi phương thức, thủ đoạn, triệt để lợi dụng công nghệ...
15:21 - 13/05/2024
1,969 lượt xem