313
/
145192
Bị công an mời lên làm việc, tôi phải làm sao?
bi-cong-an-moi-len-lam-viec-toi-phai-lam-sao
news

Bị công an mời lên làm việc, tôi phải làm sao?

Thứ 3, 04/04/2023 | 10:06:29
2,117 lượt xem

Bị công an mời lên làm việc nhưng không có giấy mời hay quyết định gì. Tôi phải làm sao, thưa luật sư?

Hỏi: Người thân nhà tôi bị công an mời lên làm việc nhưng không có giấy tờ quyết định gì. Đến hôm nay là 3 hôm rồi tôi mới lên công an hỏi thì được trả lời là được mời lên để phối hợp điều tra. Tôi rất lo lắng cho người thân của mình vì họ có bệnh nền. Vậy tôi cần phải làm gì để giúp người thân của mình? 

Đồ họa: NGỌC THÀNH

Nguyễn Thúy L. (TP.HCM) gửi câu hỏi cho luật sư nhờ tư vấn

Luật sư Nguyễn Thế Truyền, Đoàn Luật sư Hà Nội, tư vấn:

Thứ nhất: Chưa nói rõ là cơ quan công an cấp nào đã mời người nhà của bạn! Tôi giả định:

Ở đây cấp thấp nhất là công an xã, "phường, thị trấn…" hiện nay được quy định tại thông tư số 129/2021 ngày 31-12-2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 28/2020 ngày 26-3-2020 của bộ trưởng Bộ Công an quy định trình tự, thủ tục tiếp nhận, phân loại, xử lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố của lực lượng Công an nhân dân. Trong đó:

(1) Thời hạn 24 giờ hoặc 48 giờ (đối với các xã ở vùng rừng núi, xa xôi, hẻo lánh, điều kiện đi lại khó khăn) được tính từ khi tiếp nhận đến khi chuyển tố giác, tin báo về tội phạm áp dụng đối với tố giác, tin báo về hành vi phạm tội quả tang; tố giác, tin báo về hành vi phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc được dư luận xã hội quan tâm; tố giác, tin báo về tội phạm đã rõ người thực hiện hành vi phạm tội hoặc rõ người bị tố giác mà có căn cứ cho rằng người đó có thể bỏ trốn, có căn cứ và cần thiết phải áp dụng các biện pháp ngăn chặn. 

Trong thời hạn này, công an cấp xã phải báo ngay bằng hình thức liên lạc nhanh nhất cho cơ quan điều tra có thẩm quyền (cơ quan cảnh sát điều tra công an cấp huyện); tổ chức ngay lực lượng xuống bảo vệ hiện trường, lấy lời khai người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị tố giác, người bị hại, người làm chứng hoặc những người khác có liên quan; xác minh, làm rõ nhân thân, lai lịch của người bị tố giác, bị hại và những người có liên quan và chuyển tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo các tài liệu, đồ vật có liên quan.

Bị công an mời lên làm việc, tôi phải làm sao? - Ảnh 2.

Luật sư Nguyễn Thế Truyền.

(2) Thời hạn 7 ngày được tính từ khi tiếp nhận đến khi chuyển tố giác, tin báo về tội phạm áp dụng đối với các tố giác, tin báo về tội phạm không thuộc các trường hợp nêu trên.

Trong thời hạn 7 ngày này, công an cấp xã sẽ tiến hành các hoạt động kiểm tra, xác minh sơ bộ như đã nêu ở trên, lập hồ sơ ban đầu về tố giác, tin báo về tội phạm và chuyển hồ sơ cùng tài liệu, đồ vật có liên quan cho cơ quan điều tra có thẩm quyền

Tuy nhiên không có quy định về việc "phối hợp điều tra" và theo kinh nghiệm cá nhân, những trường hợp này thường được các đương sự ký đơn "tự nguyện" ở lại phối hợp điều tra. 

Với lá đơn này, gần như vượt qua các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự như - buộc phải giải thích về quyền, nghĩa vụ với đương sự, người bị tình nghi về quyền và nghĩa vụ của mình trong khai báo lần đầu "khoản 1 điều 7 thông tư 46", hay phải tuân thủ về thời gian làm việc theo quy định tại "khoản 3 điều 48 Bộ luật tố tụng hình sự" và các quy định về tố tụng khác, bởi việc "tự nguyện" phối hợp điều tra là hoạt động không nằm trong trình tự tố tụng.

Toàn bộ hoạt động này dù đã được gọi tên là "phối hợp điều tra" thì việc giám sát của viện kiểm soát cùng cấp vẫn luôn luôn có.

Trong trường hợp này, cách tốt nhất để bảo vệ người thân của mình cũng như giảm thiểu oan, sai thực hiện quyền giám sát của người dân thì bạn ngay lập tức làm đơn gửi cơ quan công an có giải thích thỏa đáng, hoặc ngay lập tức cho gặp người nhà để nắm rõ tình trạng sức khỏe, để từ đó có phương án tiếp theo bảo vệ tối đa quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Như đã trình bày ở trên, mọi hoạt động của cơ quan công an đều được giám sát, kiểm tra bởi cơ quan viện kiểm sát cùng cấp hoặc cấp trên. 

Vì vậy ngay khi nhận thấy quyền, lợi ích hợp pháp của mình không được bảo đảm theo tư duy logic thông thường, bạn có quyền gửi đơn khẩn cấp đến viện kiểm sát cùng cấp hoặc cấp trên "so với cơ quan công an đang mời người nhà bạn" để thực hiện quyền kiểm tra, giám sát thông qua cơ quan tiến hành tố tụng này.

Theo Hà Châu/ Tuổi Trẻ

https://tuoitre.vn/bi-cong-an-moi-len-lam-viec-toi-phai-lam-sao-20230403102202718.htm

  • Từ khóa

Việt Nam - Pháp chia sẻ kinh nhiệm về thu hồi tài sản tham nhũng

Ngày 15-16/5, trong khuôn khổ Kế hoạch hợp tác giai đoạn 2024-2025 giữa Bộ Tư pháp Việt Nam và Bộ Tư pháp Cộng hòa Pháp, Bộ Tư pháp hai nước phối hợp tổ...
11:47 - 17/05/2024
1,671 lượt xem

Giải đáp về quy định của pháp luật về điều kiện quyền sử dụng đất

BGTV - Chị Dương Thị Lan ở xã Cao Xá, huyện Tân Yên hỏi: Gia đình tôi có ý định mua 1 lô đất diện tích 90m2 được tách ra trong một thửa đất với hình thức...
12:12 - 17/05/2024
1,636 lượt xem

Cảnh báo mạo danh Cổng TTĐT Bộ Công an để lừa đảo

Nhiều trang thông tin đã mạo danh Cổng thông tin điện tử Bộ Công an để quảng cáo hỗ trợ lấy lại tiền lừa đảo nhằm tiếp tục lừa đảo nạn nhân. Bộ Công an...
10:55 - 14/05/2024
2,106 lượt xem

Cấm nhà báo ghi âm, ghi hình phiên tòa là trái với luật Báo chí

Theo các chuyên gia, dự thảo luật Tổ chức TAND (sửa đổi) chỉ cho phép ghi âm, ghi hình phần khai mạc phiên tòa và tuyên án là trái với luật Báo chí và...
09:05 - 14/05/2024
2,143 lượt xem

Thượng tướng Lương Tam Quang: Lừa đảo qua mạng gây thiệt hại hơn 390 ngàn tỉ đồng

Theo Thượng tướng Lương Tam Quang, các đối tượng tội phạm mạng trong và ngoài nước liên tục thay đổi phương thức, thủ đoạn, triệt để lợi dụng công nghệ...
15:21 - 13/05/2024
1,969 lượt xem