4
/
162079
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I tăng 5,66%
tong-san-pham-trong-nuoc-gdp-quy-i-tang-5-66
news

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I tăng 5,66%

Thứ 6, 29/03/2024 | 20:55:42
1,853 lượt xem

Ngày 29/3, Tổng cục Thống kê cho biết, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I năm 2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ.

Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương phát biểu tại họp báo (Ảnh: HNV).

Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương phát biểu tại họp báo (Ảnh: HNV).

Tại buổi họp báo Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương đã công bố những vấn đề tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam trong quý I năm 2024. Tổng cục Thống kê đánh giá, kinh tế quý I/2024 đạt mức tăng trưởng 5,66%. Đây không phải là mức tăng trưởng cao nhưng là kết quả tích cực, đáng ghi nhận khi tăng trưởng kinh tế của nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới ở mức thấp.

Bước sang quý II/2024, kinh tế – xã hội nước ta tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn nên chịu tác động đan xen trước những khó khăn, thách thức của kinh tế thế giới; các biến động về kinh tế, chính trị, dịch bệnh, thiên tai khó dự báo.

Do đó, để đạt mục tiêu tăng trưởng từ 6,0-6,5% của năm 2024 là thách thức lớn, cần sự chung sức, đồng lòng của cả Hệ thống chính trị, của Chính phủ, doanh nghiệp và Nhân dân cả nước. Các ngành, các cấp tăng cường dự báo, chủ động điều hành linh hoạt, phù hợp với tình hình mới, kịp thời ứng phó với các tình huống phát sinh, kiên định thực hiện hiệu quả các mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội và đời sống của người dân.

Sinh viên tìm kiếm việc làm trong quý I năm 2024.

Sinh viên tìm kiếm việc làm trong quý I năm 2024.

Theo đó, Tổng cục Thống kê kiến nghị, đề xuất cần quan tâm thực hiện một số giải pháp chủ yếu.

Thứ nhất, kiên trì giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát giá cả, thị trường, bảo đảm cung ứng hàng hóa và các cân đối lớn của nền kinh tế; liên tục cập nhật các kịch bản về tăng trưởng, lạm phát, phối hợp chặt chẽ và hiệu quả, hài hòa các chính sách điều hành kinh tế vĩ mô nhằm duy trì sự ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế. Theo dõi chặt chẽ diễn biến giá các mặt hàng thiết yếu, thực hiện điều chỉnh giá điện, dịch vụ y tế, giáo dục… theo mức độ và thời điểm phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế nhằm hạn chế tối đa tác động đến lạm phát, sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân.

Thứ hai, đẩy mạnh tiêu dùng, tập trung phát triển thị trường trong nước. Thực hiện có hiệu quả các Chương trình xúc tiến thương mại, thúc đẩy phân phối hàng hóa qua nền tảng số, thương mại điện tử để mở rộng tiêu dùng nội địa; vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam; đẩy mạnh phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, các ngành, lĩnh vực mới nổi, các mô hình kinh doanh mới, hiệu quả.

Thứ ba là, tập trung triển khai hiệu quả các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu. Thứ tư là, Bộ, ngành, địa phương có các giải pháp quyết liệt thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, thu hút đầu tư nước ngoài chất lượng cao. Tập trung thúc đẩy tiến độ thi công các dự án quan trọng quốc gia, các công trình trọng điểm, nhất là các công trình hạ tầng giao thông quan trọng; phát huy nguồn lực đầu tư của các tập đoàn, doanh nghiệp Nhà nước; thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài...

Thứ năm, tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh; chủ động phương án phòng chống thiên tai, cảnh báo mưa lũ, sạt lở, tác động của hạn hán, xâm nhập mặn, có phương án sản xuất nông nghiệp phù hợp và chủ động cung cấp nước tưới, phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; phòng chống cháy rừng...

Thứ sáu, nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành của các ngành, các cấp; phát huy vai trò người đứng đầu dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính trong quản lý nhà nước trên các lĩnh vực; thực hiện nghiêm quy chế làm việc, kỷ luật phát ngôn; công khai, minh bạch, tạo môi trường sản xuất kinh doanh bình đẳng.

Tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số. Chú trọng phát triển lĩnh vực văn hóa, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, tăng cường đối ngoại, tăng cường công tác thông tin, truyền thông tạo đồng thuận, đoàn kết trong toàn xã hội và hợp tác quốc tế.

Theo Đăng Chung/GD&TĐ

https://giaoducthoidai.vn/tong-san-pham-trong-nuoc-gdp-quy-i-tang-566-post677320.html

  • Từ khóa

Thường trực Chính phủ: Cần làm rõ điện mặt trời mái nhà không sử dụng hết được bán thế nào?

Cần quy định việc tích điện cụ thể để nguồn tự sản, tự tiêu nhưng sử dụng không hết được bán thế nào? Giá bán trên nguyên tắc nào?
10:11 - 09/05/2024
66 lượt xem

Liên tục tăng sốc, giá vàng miếng SJC sắp chạm 90 triệu đồng/lượng

Giá vàng trong nước tiếp tục nhảy vọt đối với vàng SJC sau các phiên đấu thầu, lần đầu vượt 88 triệu đồng/lượng.
09:51 - 09/05/2024
73 lượt xem

Đề xuất hủy thực hiện gói hỗ trợ lãi suất 2% vì chỉ giải ngân được... 3%

Với số vốn không giải ngân hết trong chương trình gói hỗ trợ lãi suất 2%, Chính phủ trình Quốc hội hủy dự toán, kế hoạch vốn.
08:23 - 09/05/2024
107 lượt xem

Đề xuất mọi khách hàng được mua điện tái tạo không qua EVN

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản kiến nghị gửi Bộ Công thương với Dự thảo Nghị định quy định về cơ chế mua bán điện trực...
16:31 - 08/05/2024
504 lượt xem

Giá vàng SJC lại lên đỉnh sau phiên đấu thầu thứ 5, tiếp tục trúng thầu 3.400 lượng

Phiên đấu thầu vàng miếng lần thứ 5 sáng 8-5 có 3 đơn vị tham gia và trúng thầu tổng cộng 3.400 lượng vàng miếng.
15:50 - 08/05/2024
503 lượt xem