9
/
126627
Thay đổi để nâng tầm giá trị bản thân
thay-doi-de-nang-tam-gia-tri-ban-than
news

Thay đổi để nâng tầm giá trị bản thân

Thứ 2, 18/04/2022 | 09:14:42
49 lượt xem

Trong danh sách hội viên mới nhất (kết nạp năm 2021) của Hội Nhà văn Việt Nam, Lê Quang Trạng là người trẻ tuổi nhất khi năm nay chỉ mới 26 tuổi.

Trạng chia sẻ cảm xúc: “Tôi vừa thấy mừng và cũng vừa thấy lo. Mừng vì mình quá trẻ mà được hội tin tưởng, kết nạp. Nhưng cũng lo vì con đường viết còn dài, 'viết ra sao, viết như thế nào sau khi được kết nạp?' là câu hỏi tôi luôn tự vấn mình một cách nghiêm khắc nhất”.

Trạng có nhiều tác phẩm để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc H.B.T

Bám lấy mảnh đất đồng bằng để viết

Trạng quê ở H.Chợ Mới (An Giang), hiện làm việc tại Sở VH-TT-DL tỉnh An Giang. Trạng kể tình yêu con chữ đến với bản thân từ hồi mới vừa biết đọc, viết. “Tôi có sự hứng thú, tò mò về những điều trong sách. Đụng gì cũng đọc, cũng tò mò xem người ta viết gì. Và rồi tôi bắt đầu viết. Đến năm 2011, khi đó học lớp 9, tôi bắt đầu có tác phẩm đầu tiên in báo”, chàng trai 26 tuổi nhớ lại.

Cũng từ đó, suốt hơn 11 năm qua, cái tên Lê Quang Trạng “phủ sóng” trên một số mặt báo với nhiều tác phẩm để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc. Phần lớn là những trang viết hiện thực đời sống miền Tây nơi Trạng sinh ra và lớn lên.

“Tôi vẫn thấy miền đất này luôn chứa đựng rất nhiều điều tôi có thể khai thác tiếp, nên suốt thời gian qua, tôi luôn bám lấy mảnh đất đồng bằng để viết. Tôi thu nhận chất liệu từ nhiều yếu tố, từ trong những chuyến đi trải nghiệm, từ cuộc sống xung quanh, từ những trang viết mình đọc được. Đi, đọc, gặp gỡ vừa để tích trữ kiến thức nhưng đôi khi cũng vừa thu nhận cảm xúc. Khi có đủ kiến thức và cảm xúc, tôi sẽ viết ra tác phẩm”, Trạng kể.

Lê Quang Trạng là hội viên trẻ tuổi nhất của Hội Nhà văn Việt Nam

Nỗ lực nâng tầm tác phẩm

Trạng nhớ lại hồi mới chập chững viết, chẳng hề biết việc định hình phong cách của bản thân thế nào, đơn giản chỉ là “thấy gì, thích gì thì viết vậy”. Về sau, được tiếp cận và đọc nhiều sách trong và ngoài nước, khám phá nhiều kỹ thuật và hướng sáng tác của nhiều tác giả, chưa kể đời sống cũng có những thay đổi và sự chiêm nghiệm của bản thân ngày một dày hơn, tạo nên phong cách viết của Trạng ngày một cứng cáp hơn. Với giới yêu thích văn chương, mọi người vốn dĩ quen thuộc với những câu chữ, trang viết của Lê Quang Trạng, thể hiện hiện thực cuộc sống miền Tây Nam bộ. Đây cũng được xem là phong cách viết đã định danh tên tuổi của nhà văn trẻ này. Và khi nhắc đến những tác phẩm về miền Tây Nam bộ, không thể không nhắc đến cái tên Lê Quang Trạng.

Tuy nhiên, như Trạng chia sẻ, dù rằng “vẫn đi trên cánh đồng miền Tây”, nhưng dần dà theo thời gian, chàng trai này đã tự cố gắng tìm tòi để khám phá bản thân, nâng cấp những tác phẩm. Để rồi đến nay, những tác phẩm của Trạng được đầu tư nhiều hơn về kỹ thuật và góc nhìn. Như trong các truyện ngắn ở tập truyện đầu tay của Trạng là Dòng sông không trôi in năm 2016, người đọc có thể cảm nhận sự nhẹ nhàng, man mác buồn. Nhưng năm nay, sau 6 năm, trong tập truyện ngắn mới Vệt sáng của bụi, người đọc có thể thấy dù Trạng vẫn viết buồn nhưng nỗi buồn không còn rõ ràng nữa, thay vào đó mỗi truyện đều có nhiều tầng suy nghĩ hơn…

Cũng theo chàng trai người An Giang, quá trình tự thay đổi bản thân là theo xu hướng vận động tất yếu của cuộc sống. Vì khi đi nhiều hơn, đọc nhiều hơn, chiêm nghiệm nhiều hơn... đã thôi thúc Trạng cần làm mới chính mình. Chưa kể, sáng tác là luôn phải đổi mới. Suốt chiều dài lịch sử văn học, văn học luôn vận động, và người viết, nhất là người viết trẻ phải làm sao trước sự vận động ấy, là một câu hỏi lớn với người viết. Viết mới lạ là một trong những cách để làm mới ngòi bút của mình. Để có một cuộc đi mới, người viết cần đủ hành trang và đủ nghị lực. Hành trang ấy ngoài nghị lực, tài năng thì còn học ở sách vở, bạn văn và đời sống… “Tôi nghĩ rằng có chuẩn bị chu đáo thì cuộc dấn thân nào cũng mang lại cho người viết những điều thú vị”, Trạng nói.

Trạng cũng nhìn nhận, một tác phẩm hay là một tác phẩm tồn tại lâu trong lòng người. Có người thuộc bài thơ bởi bài thơ đẹp về vần điệu, có người nhớ một truyện ngắn vì một chi tiết nào đó độc đáo. “Vậy nên sẽ có nhiều yếu tố để tác phẩm ghim lại lòng bạn đọc. Tuy nhiên nhìn chung thứ cần thiết nhất cho một tác phẩm ngoài những yếu tố kỹ thuật, thì thông điệp chính là chiếc chìa khóa để mở được nhiều lớp cửa của thời gian”, Trạng chia sẻ kinh nghiệm.

Theo Hà Bảo Thanh/ Thanh Niên

https://thanhnien.vn/thay-doi-de-nang-tam-gia-tri-ban-than-post1449603.html


  • Từ khóa

Về quê sống tưởng không khó mà… khó không tưởng!

Mẹ lớn tuổi một thân một mình không ai chăm nên tôi định về quê sinh sống và lập nghiệp. Ở được vài tháng, tôi đành tất tả quay lại thành phố.
11:50 - 17/05/2024
66 lượt xem

Niềm tin và lý tưởng là nền tảng để người trẻ 'quy hoạch' được cuộc đời mình

Tại hội thảo xây dựng giá trị hình mẫu thanh niên VN, các đại biểu cho rằng hình mẫu thanh niên phù hợp sẽ là nền tảng để mỗi người trẻ đều có hoài bão...
09:50 - 17/05/2024
118 lượt xem

Chủ kênh 'Ẩm thực mẹ làm' có tên trong danh sách 30 Under 30 Asia 2024

Ngày 16-5, tạp chí Forbes công bố danh sách 30 Under 30 châu Á. Trong đó, chủ kênh YouTube “Ẩm thực mẹ làm” vinh dự là một trong 4 đại diện đến từ Việt...
08:19 - 17/05/2024
146 lượt xem

Ngành nghề của tương lai: Có một nghề vừa chơi, vừa làm và vừa... có tiền

Không dừng lại ở việc chơi game giải trí, thể thao điện tử đang dần trở thành một ngành nghề sản sinh ra nhiều vị trí việc làm và tuyển dụng một cách...
14:24 - 16/05/2024
578 lượt xem

Mệt mỏi với kiểu người đi đâu, làm gì cũng phải chụp hình ‘cúng’ Facebook

Đồ ăn mang ra từ lúc nóng hổi đến nguội lạnh, ly nước có khi tan gần hết đá vẫn chưa được động tay vào chỉ vì người đi cùng chưa chụp được một tấm hình...
11:30 - 16/05/2024
636 lượt xem