11
/
111032
Không "mặn mà" với lớp 10 tích hợp
khong-man-ma-voi-lop-10-tich-hop
news

Không "mặn mà" với lớp 10 tích hợp

Thứ 4, 09/06/2021 | 10:50:39
1,118 lượt xem

Sau 3 năm triển khai, giữa tháng 5 vừa qua, Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM đã thông báo dừng tuyển sinh lớp 10 tích hợp ở 4 trường THPT do không đủ nguyện vọng đăng ký. Vì sao thí sinh lại không "mặn mà" với chương trình này?

Bắt đầu từ năm học 2018-2019, TP HCM lần đầu tuyển sinh chương trình tích hợp ở bậc THPT, cũng bắt đầu từ năm học này, có môn thi tích hợp trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10.

985 nguyện vọng/980 chỉ tiêu

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP HCM, năm học 2021-2022 có 4 trường THPT dừng tuyển sinh lớp 10 tích hợp gồm: Trường THPT Võ Thị Sáu (quận Bình Thạnh), Trường THPT Trần Hưng Đạo (quận Gò Vấp), Trường THPT Thủ Đức (TP Thủ Đức), Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu (huyện Hóc Môn). Được biết, tổng chỉ tiêu ở 4 trường này là 210 học sinh (HS).

Lý do dừng tuyển sinh, theo Sở GD-ĐT TP HCM, là tính đến 17 giờ ngày 10-5, số lượng thí sinh đăng ký nguyện vọng tích hợp của 4 trường trên đều không đủ mở lớp. Theo số liệu mới nhất, trong kỳ tuyển sinh lớp 10 sắp tới, chỉ có 985 thí sinh đăng ký thi lớp 10 tích hợp, trong khi năm học này có 13 trường THPT tuyển sinh lớp 10 tích hợp với tổng chỉ tiêu là 980 HS. Những trường có chỉ tiêu cao là các trường THPT: chuyên Trần Đại Nghĩa, Gia Định, Nguyễn Thượng Hiền, Phú Nhuận, Lương Thế Vinh, mỗi trường tuyển 105 HS. Trước đó, năm học 2019-2020 có 7 trường THPT tuyển sinh lớp 10 tích hợp với 630 chỉ tiêu, trừ Trường THPT Hùng Vương không tuyển như đăng ký ban đầu.

Trước đó, ở năm học 2020-2021, 3 trường THPT thuộc tốp đầu TP là Trường THPT Nguyễn Hữu Huân (TP Thủ Đức), Nguyễn Thị Minh Khai (quận 3) và Bùi Thị Xuân (quận 1) cũng thông báo tuyển bổ sung HS vào lớp 10 tích hợp với chỉ tiêu gần 20 HS.

Theo tìm hiểu của phóng viên, ở năm học 2020-2021, một số HS trúng tuyển lớp 10 tích hợp vào Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu (huyện Hóc Môn) nhưng vẫn không đủ mở lớp. Sau đó, sau khi Sở GD-ĐT TP HCM thỏa thuận với phụ huynh, những HS này được chuyển sang Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền để tiếp tục theo học chương trình tích hợp kèm một số điều kiện như HS được học bán trú vì nhà quá xa, phụ huynh phải thuê xe đưa đón.

Trường THPT Bùi Thị Xuân (quận 1) tuyển sinh 2 lớp nhưng chỉ có 40 HS nên chuyển thành một lớp với 35 HS, 5 HS còn lại chuyển sang Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (quận 3).

Không mặn mà với lớp 10 tích hợp - Ảnh 1.

Học sinh Trường THPT Bùi Thị Xuân - một trong những trường tuyển sinh tích hợp tại quận 1, TP HCM. (Ảnh: TẤN THẠNH)

Chương trình ổn, vì sao khó tuyển sinh?

Theo lãnh đạo các trường thực hiện chương trình tích hợp, cho đến thời điểm hiện tại, chương trình này được tổng kết, đánh giá là khá ổn cả về chương trình đào tạo, đội ngũ giáo viên và đầu ra của HS. Theo ông Lâm Triều Nghi, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, giai đoạn đầu trường chỉ thực hiện 1 lớp, đến nay là 2 lớp với 70 HS. Ông Nghi đánh giá HS học chương trình tích hợp rất thích, phụ huynh cũng an tâm vì con em học trường công mà vẫn được học một chương trình quốc tế chất lượng. "Trong số những HS xuất sắc được vinh danh tại trường, năm nào cũng có HS của chương trình tích hợp. Tiêu chí tuyển thẳng của một số trường ĐH cũng ưu tiên HS của chương trình này, nhất là các tiêu chí về tiếng Anh" - ông Nghi nói.

Hiệu trưởng một trường THPT tại quận 1 cũng cho rằng đến nay chương trình triển khai bình thường. Theo vị này, dù không can thiệp vào quy trình chọn giáo viên nhưng được biết giáo viên của chương trình tích hợp rất khắt khe, yêu cầu phải có bằng sư phạm và người của nước Anh.

Câu hỏi đặt ra là vì sao một chương trình được đánh giá là ổn nhưng đến nay việc tuyển sinh vẫn èo uột? Theo hiệu trưởng một trường THPT, lý do là chương trình này không phải chương trình đại trà. "Ngoài vấn đề học phí cao, một lý do nữa là hiện nay những em theo học chương trình tích hợp đa phần đều có hướng đi du học hoặc tham gia những chương trình đào tạo chất lượng cao sau phổ thông. Trong khi nhu cầu của phần lớn HS hiện nay chỉ cần đậu ĐH" - vị này phân tích.

Trong khi đó, theo anh Hoàng Minh Kha (ngụ TP Thủ Đức; là giáo viên và có con đang theo học chương trình tích hợp), nếu muốn cho con học chương trình này, phải tính đến yếu tố đường dài về kinh tế.

"Học phí hiện nay là 8,5 triệu đồng/tháng. Nhiều phụ huynh sẽ đuối nếu chẳng may có giai đoạn kinh tế khó khăn. Hơn nữa, con phải thật sự muốn học, vì chương trình sẽ nặng hơn chương trình phổ thông bình thường. Thời lượng dạy của chương trình tích hợp là 15 tiết/tuần gồm 4 tiết tiếng Anh, 4 tiết toán và 7 tiết khoa học tự nhiên bên cạnh chương trình Việt Nam thực hiện theo chương trình chuẩn" - anh Kha nói. 

Theo Người lao động

https://nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/khong-man-ma-voi-lop-10-tich-hop-20210608213750364.htm

  • Từ khóa

Trường quốc tế phát sách 'nhạy cảm' cho học sinh lớp 11, Sở GD-ĐT TP.HCM nói gì?

Trưa 3.5, Sở GD-ĐT TP.HCM đã phát đi thông tin về việc phụ huynh học sinh một trường quốc tế phản ánh học sinh được phát sách đọc có nội dung nhạy cảm với...
17:09 - 03/05/2024
233 lượt xem

Học bạ dưới 5 điểm/môn cũng trúng tuyển đại học

Trong khi giáo dục phổ thông 'lạm phát' học sinh giỏi thì ở nhiều trường đại học, thí sinh chỉ cần có học bạ từ 5 điểm/môn (3 môn) là trúng tuyển, thậm...
15:10 - 03/05/2024
270 lượt xem

Lần đầu tiên, Trung Quốc yêu cầu du học sinh thi đầu vào mới được nhập học

Kỳ thi tuyển sinh ĐH này áp dụng với một số đối tượng nhất định, theo thông tin do Hội đồng xét duyệt học bổng Trung Quốc (CSC) thuộc Bộ Giáo dục Trung...
10:48 - 03/05/2024
410 lượt xem

Thành lập hàng chục đoàn thanh tra, kiểm tra kỳ thi tốt nghiệp THPT

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa phê duyệt kế hoạch kiểm tra công tác chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
09:16 - 03/05/2024
426 lượt xem

Từ hôm nay, Úc tiếp tục tăng yêu cầu chứng minh tài chính với du học sinh

Sau hơn nửa năm kể từ khi công bố yêu cầu mới về tài chính, Úc tiếp tục tăng mức tối thiểu mà du học sinh phải chứng minh để được xét duyệt thị thực du...
06:45 - 03/05/2024
478 lượt xem