190
/
112371
Vắc xin Covid-19 có hiệu quả với bệnh nhân ung thư không?
vac-xin-covid-19-co-hieu-qua-voi-benh-nhan-ung-thu-khong
news

Vắc xin Covid-19 có hiệu quả với bệnh nhân ung thư không?

Thứ 6, 02/07/2021 | 10:29:34
1,174 lượt xem

Một số phương pháp điều trị ung thư như hóa trị, xạ trị, liệu pháp miễn dịch… có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, điều này có thể làm cho vắc xin kém hiệu quả hơn.

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, những người bị ung thư (hoặc có tiền sử ung thư) có thể tiêm một số loại vắc xin, nhưng điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như loại vắc xin, loại ung thư mà một người đã (mắc phải), nếu họ vẫn đang được điều trị ung thư, và hệ thống miễn dịch của họ có hoạt động tốt hay không. Do đó, tốt nhất bạn nên nói chuyện với bác sĩ trước khi tiêm bất kỳ loại vắc xin nào.

Bệnh nhân ung thư và những người sống sót có nên tiêm vắc xin phòng Covid-19 không?

Nhiều nhóm chuyên gia y tế khuyến cáo rằng hầu hết những người bị ung thư hoặc tiền sử ung thư nên tiêm vắc xin Covid-19 khi họ đã có sẵn loại vắc xin này.

Vắc xin Covid-19 có hiệu quả với bệnh nhân ung thư không? - 1

Mối quan tâm chính về việc tiêm phòng không phải là liệu nó có an toàn cho bệnh nhân ung thư hay không mà là về hiệu quả của nó, đặc biệt là ở những người có hệ miễn dịch suy yếu.

Một số phương pháp điều trị ung thư như hóa trị, xạ trị, cấy ghép tế bào gốc hoặc tủy xương hoặc liệu pháp miễn dịch có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, điều này có thể làm cho vắc xin kém hiệu quả hơn. Những người mắc một số loại ung thư, như ung thư bạch cầu hoặc u lympho, cũng có thể bị suy yếu hệ thống miễn dịch, điều này có thể làm cho vắc xin kém hiệu quả.

Các nghiên cứu ban đầu thử nghiệm vắc xin Covid-19 không bao gồm những người được điều trị bằng thuốc ức chế hệ thống miễn dịch, như hóa trị hoặc những người bị suy yếu hệ thống miễn dịch vì các lý do khác. Điều này là do các nghiên cứu cần thiết để xem liệu vắc xin có hoạt động ở những người có hệ miễn dịch khỏe mạnh hay không. Do đó, vẫn chưa rõ hiệu quả của vắc xin đối với những nhóm người này.

Chưa có thông tin cụ thể về mức độ hiệu quả của vắc xin đối với những người đang được điều trị ung thư, nhưng vắc xin có thể mang lại hiệu quả ở những người có hệ miễn dịch suy yếu kém hơn so với những người có hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Dù vậy, các chuyên gia vẫn khuyến cáo rằng hầu hết bệnh nhân ung thư nên tiêm vắc xin phòng Covid-19. Lý do vì những người có hệ miễn dịch mỏng manh có nguy cơ mắc bệnh Covid-19 nghiêm trọng, do đó, thậm chí nhận được một số biện pháp bảo vệ từ vắc xin vẫn tốt hơn là không có bất kỳ biện pháp bảo vệ nào.

Vì tình hình bệnh của mỗi người là khác nhau, tốt nhất là bạn nên thảo luận về những rủi ro và lợi ích của việc tiêm một trong các loại vắc xin Covid-19 với bác sĩ ung thư của bạn. Họ có thể tư vấn cho bạn và cho bạn biết khi nào bạn nên tiêm.

Theo PGS.TS Đào Xuân Cơ, Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Tổng Thư ký Hội Hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam, những trường hợp bệnh nhân ung thư đã điều trị ổn định, nên tiêm ngừa vắc xin Covid-19.

"Những người đã có tiền sử ung thư sau điều trị ổn định càng nên tiêm vắc xin ngừa Covid-19. Bởi bệnh nhân ung thư khi nhiễm Covid-19, đã có sẵn bệnh lý nền khi mắc bệnh sẽ biểu hiện nặng nề hơn. Vắc xin sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh, giảm nguy cơ các triệu chứng nặng", PGS Cơ cho biết.

Tuy nhiên, nhóm người có bệnh lý nền đã ổn định (bao gồm cả bệnh nhân ung thư điều trị ổn định) thuộc nhóm thận trọng khi tiêm, nên được khuyến cáo tiêm chủng tại bệnh viện, được bác sĩ khám sàng lọc kỹ trước khi chỉ định tiêm. Nếu đủ điều kiện tiêm chủng sẽ thực hiện tiêm chủng, theo dõi sức khỏe sau tiêm như hướng dẫn.

Theo Hà An/Dân trí

https://dantri.com.vn/suc-khoe/vac-xin-covid19-co-hieu-qua-voi-benh-nhan-ung-thu-khong-20210630203157436.htm 

  • Từ khóa

Vết bầm tím bất thường có thể cảnh báo ung thư

Vết bầm tím là do mạch máu dưới da bị tổn thương, làm máu thoát ra ngoài và tạo thành vết bầm dưới da. Những va chạm đủ mạnh sẽ gây ra các vết bầm tím...
08:56 - 28/04/2024
239 lượt xem

Bác sĩ chia sẻ chế độ ăn giúp kiểm soát huyết áp cao

Người bệnh huyết áp cao cần có chế độ ăn hợp lý, kiểm soát cân nặng, cắt giảm muối, bổ sung lượng kali, magie và canxi phù hợp.
09:15 - 27/04/2024
794 lượt xem

Một loại vitamin có khả năng tăng cường miễn dịch ung thư

Nhóm tác giả từ các cơ sở nghiên cứu hàng đầu ở Mỹ và Đan Mạch đã đạt được kết quả bất ngờ trong thử nghiệm liên quan đến ung thư đường tiêu hóa.
17:12 - 26/04/2024
1,231 lượt xem

Testosterone thấp, nam giới nên làm gì?

Nồng độ testosterone thấp ở nam giới có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, tâm trạng, khối lượng xương thấp hơn, giảm ham muốn tình dục… Vậy có cách nào để tăng...
15:42 - 26/04/2024
1,213 lượt xem

Những ai cần tránh ăn súp lơ?

Súp lơ trắng chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe. Tuy nhiên, người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần hạn chế ăn các loại rau họ cải...
14:20 - 26/04/2024
1,208 lượt xem