190
/
113388
Sử dụng thiết bị thở máy không hề đơn giản!
su-dung-thie-t-bi-tho-ma-y-khong-he-don-gian
news

Sử dụng thiết bị thở máy không hề đơn giản!

Thứ 3, 20/07/2021 | 10:52:48
1,451 lượt xem

Có trường hợp bệnh nhân không thể sử dụng liệu pháp oxy. Liệu pháp oxy còn cần một số yếu tố ràng buộc về con người, về thiết bị.

Sử dụng thiết bị thở máy không hề đơn giản! - Ảnh 1.

Buồng oxy cao áp dùng cho liệu pháp oxy trong bệnh viện - Ảnh: kino-b.fr

Cuối tháng 3-2021, Bộ trưởng Văn hóa Pháp Roselyne Bachelot (74 tuổi) phải nhập viện vì mắc COVID-19 và đã được hỗ trợ hô hấp bằng liệu pháp oxy (dùng máy thở).

Liệu pháp oxy là phương pháp điều trị nhằm cung cấp khí oxy cho các bệnh nhân COVID-19 bị suy hô hấp cần oxy để thở tốt hơn.

Khí oxy được cung cấp qua ống thông mũi, mặt nạ hoặc buồng cao áp.

Liệu pháp oxy là gì?

Tại Pháp, liệu pháp oxy được thực hiện theo các tiêu chí nghiêm ngặt do Cơ quan Y tế cấp cao (HAS) ban hành ngày 9-11-2020.

HAS giải thích: "Mục đích sử dụng liệu pháp oxy là duy trì độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi (chỉ số sinh tồn SpO2) cho bệnh nhân ở mức hơn 92%".

Chỉ số SpO2 bình thường phải đạt từ 95% đến 100%.

Liệu pháp oxy lưu lượng cao được sử dụng để cải thiện oxy cho bệnh nhân trong trường hợp đặc biệt khi bệnh nhân bị suy hô hấp cấp tính, hoặc sau khi rút nội khí quản sau phẫu thuật.

Liệu pháp oxy cao áp (HBOT) được sử dụng nhằm cung cấp oxy qua đường hô hấp ở áp suất cao hơn áp suất không khí tiêu chuẩn.

Bệnh nhân được đưa vào buồng oxy cao áp bằng vỏ thép hoặc polymer để hít khí oxy tinh khiết trong ít nhất 90 phút.

Liệu pháp oxy có hiệu quả trong điều trị COVID-19 không?

GS Jean-Eric Blatteau giải thích trên kênh truyền hình France Info: "Nếu khôi phục được lượng oxy, bệnh nhân sẽ khỏe lại ngay lập tức. Mặt khác, cung cấp oxy trở lại mức tốt trong cơ thể còn có thể ức chế virus phát triển".

Sử dụng thiết bị thở máy không hề đơn giản! - Ảnh 2.

Nhân viên y tế kiểm tra bệnh nhân COVID-19 dùng liệu pháp oxy tại nhà - Ảnh: AFP

Ai không thể sử dụng liệu pháp oxy tại nhà?

Liệu pháp oxy trong bệnh viện cần bộ thiết bị gồm bình oxy, ống nối, nhiều loại mặt nạ khác nhau và chai nước nhỏ O2 chuyên dụng.

HAS khuyến cáo các bệnh nhân COVID-19 có nguy cơ phát triển dạng nặng đều cần phải nhập viện để có thể sử dụng liệu pháp oxy khi cần thiết.

Liệu pháp oxy tại nhà chỉ được xem xét cho hai loại bệnh nhân:

Các bệnh nhân đã nhập viện và tình trạng sức khỏe biến chuyển tốt có thể cân nhắc cho về nhà với sự hỗ trợ của liệu pháp oxy.

Các bệnh nhân có tình trạng sức khỏe cho phép được điều trị ban đầu tại nhà với nhu cầu oxy thích hợp.

Các bệnh nhân này còn phải thỏa mãn các điều kiện như sau: có thể tự chủ, có nhà cửa sạch sẽ, luôn có người thường xuyên bên cạnh chăm sóc, cách cơ sở y tế có phòng cấp cứu chưa đến 30 phút.

Ngược lại, một số bệnh nhân không thể sử dụng liệu pháp oxy tại nhà gồm bệnh nhân mắc bệnh mãn tính không ổn định như tiểu đường hoặc suy thận, bệnh nhân béo phì, phụ nữ mang thai, bệnh nhân trên 70 tuổi mắc bệnh tim mạch, xơ gan, tiểu đường.

Sử dụng thiết bị thở máy không hề đơn giản! - Ảnh 3.

Máy đo chỉ số SpO2 - Ảnh: esante.tech

Liệu pháp oxy tại nhà cần thiết bị gì?

Nếu bệnh nhân COVID-19 đủ điều kiện được điều trị bằng liệu pháp oxy tại nhà và đồng ý sử dụng, nhà cung cấp liệu pháp oxy tại nhà phải thiết lập và giám sát các thiết bị y tế cung cấp liệu pháp oxy phù hợp.

HAS khẳng định không phải vì đó là người không nhập viện mà đội ngũ y tế bỏ qua không theo dõi.

HAS quy định một tổ gồm bác sĩ đa khoa (điều phối chăm sóc), y tá (theo dõi và cấp phát thuốc) và nhà vật lý trị liệu sẽ phải phụ trách chăm sóc bệnh nhân sử dụng liệu pháp oxy tại nhà.

Các thủ tục được thực hiện trong suốt thời gian điều trị tại nhà gồm:

Thường xuyên kiểm tra tình trạng an toàn của bệnh nhân với sự giúp đỡ của người trong gia đình, người chăm sóc hoặc thậm chí nhân viên y tế đến nhà.

Giám sát từ xa khi thiết bị có sẵn để theo dõi bệnh nhân và nhờ người xung quanh giúp đỡ.

Nhân viên y tế phải liên hệ với bệnh viện để có thể nhanh chóng đưa bệnh nhân nhập viện nếu tình trạng sức khỏe xấu đi.

Cuối cùng là bộ phận cấp cứu của bệnh viện phải được thông báo để lập quy trình cấp cứu cụ thể

Bác sĩ đánh giá bệnh nhân thông qua các dấu hiệu sinh tồn chủ yếu gồm nhiệt độ, mạch, huyết áp, nhịp thở và chỉ số SpO2.

Máy đo oxy là thiết bị đơn giản, đáng tin cậy và rẻ tiền để đo lượng oxy trong máu. Máy được kẹp ở đầu ngón tay, đo SpO2 chỉ trong vài giây.

Đây là chỉ số quan trọng cần theo dõi trong trường hợp mắc COVID-19 vì khi nhiễm sẽ gây ra tình trạng giảm nồng độ oxy (thiếu oxy) nghiêm trọng, chứ không nhất thiết phải có triệu chứng hô hấp như khó thở.

.

Theo Hoàng Duy Long/Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/su-dung-thiet-bi-tho-may-khong-he-don-gian-20210719155000473.htm

  • Từ khóa

Dưa hấu và dưa lưới: Loại quả nào tốt hơn cho sức khỏe?

Nhờ hàm lượng nước cao, dưa là lựa chọn tối ưu cho chế độ ăn kiêng vào mùa hè. Nhưng ăn dưa hấu và dưa lưới, loại nào tốt hơn cho sức khỏe?
12:39 - 04/05/2024
243 lượt xem

AstraZeneca thừa nhận vắc xin có thể gây cục máu đông, có đáng lo?

Lần đầu tiên AstraZeneca thừa nhận vắc xin COVID-19 của hãng có thể gây cục máu đông, nói đây là tác dụng phụ hiếm gặp. Nhiều người ở Việt Nam đã tiêm...
14:51 - 03/05/2024
774 lượt xem

WHO: Không chỉ rượu, thức uống này cũng dễ gây ung thư gan

Nguy cơ ung thư biểu mô tế bào gan có thể tăng đến 83% bởi một loại đồ uống mà nhiều người tưởng rằng không liên quan đến cơ quan này.
11:21 - 03/05/2024
853 lượt xem

Phát hiện dạng đậu mùa khỉ mới dễ lây, có thể khiến 10% người bệnh tử vong

Theo Tổ chức Y tế thế giới, CHDC Congo đã báo cáo gần 300 trường hợp tử vong nghi ngờ do đậu mùa khỉ (mpox) kể từ tháng 1-2024.
09:39 - 03/05/2024
891 lượt xem

Bệnh nghề nghiệp nào được Bộ Y tế đề xuất hưởng bảo hiểm xã hội?

Bộ Y tế đề xuất quy định Danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội và hướng dẫn chẩn đoán, giám định bệnh nghề nghiệp.
07:44 - 03/05/2024
958 lượt xem