190
/
119202
Bác sĩ nói gì về trường hợp bé trai có '3 tinh hoàn'?
bac-si-noi-gi-ve-truong-hop-be-trai-co-3-tinh-hoan
news

Bác sĩ nói gì về trường hợp bé trai có '3 tinh hoàn'?

Thứ 4, 03/11/2021 | 13:11:20
2,207 lượt xem

Người mẹ phát hiện con mình ngoài hai tinh hoàn bình thường, có thêm một khối kích thước tương tự nằm phía trên bên phải, nên đứa bé từ Bình Dương đến Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) khám.

Mẹ bé cho biết bé xuất hiện khối "lạ" khoảng 1 tháng tuổi, hoàn toàn không đau, kích thước có vẻ lớn hơn từ khi phát hiện. Vì tình hình dịch Covid-19 kéo dài nên mẹ không thể cho bé đi khám sớm được. Đến nay khi bé 1 tuổi, gia đình đưa bé đến phòng khám Ngoại, Bệnh viện Nhi đồng 1.

Ngày 2.11, bác sĩ chuyên khoa 2 Phan Ngọc Duy Cần cho biết: Qua quá trình hỏi bệnh sử và thăm khám, bác sĩ chẩn đoán bé có “tràn dịch màng tinh hoàn phải”.

Trong quá trình phát triển của tinh hoàn, sẽ hình thành ống phúc tinh mạc là một ống thông từ ổ bụng xuống bìu. Bình thường, sau khi sanh, ống thông này sẽ được bít lại. Tuy nhiên, do quá trình xơ hoá không hoàn chỉnh, ống thông này có thể vẫn còn thông thương từ ổ bụng xuống bìu, thành bệnh tràn dịch màng tinh hoàn hay còn gọi là thuỷ tinh mạc.

Đây là một bệnh lý thường gặp ở trẻ em, chiếm từ 0,8 - 4,4% số trẻ sinh ra. Trẻ thường bị bên phải nhiều hơn bên trái, có khoảng 10% trẻ bị cả hai bên.

Khác với thoát vị bẹn là ống thông kích thước to nên cơ quan trong bụng có thể sa xuống bìu, ống thông trong tràn dịch màng tinh hoàn nhỏ nên chỉ có dịch ổ bụng xuống bìu. Tràn dịch màng tinh hoàn có thể thông thương hoặc không thông thương với ổ bụng bên trên.

Trường hợp có thông thương, khối phồng có thể thay đổi kích thước trong ngày: khối to ra nhiều hơn khi bé vận động, đi tiêu, ho... và nhỏ lại sau một đêm ngủ.

Tràn dịch màng tinh hoàn có thể tự hết trước 2 tuổi, vì vậy không khuyến cáo mổ sớm trước 1 tuổi. Nhưng không vì vậy mà chúng ta có thể đợi tới trẻ lớn hơn vì sau độ tuổi này không thể tự hết và có thể gây căng đau khi bé chạy nhảy.

Khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ cột đầu trên của ống phúc tinh mạc thông thương giữa bìu và ổ bụng, đồng thời thoát dịch (mà người nhà nghĩ là tinh hoàn thứ 3 như trường hợp nêu trên). Sau khi phẫu thuật, vùng bìu trẻ trở về như bình thường và trẻ có thể được xuất viện về cùng ngày.

Theo Vĩnh Thụy/Thanh niên

https://thanhnien.vn/bac-si-noi-gi-ve-truong-hop-be-trai-co-3-tinh-hoan-post1397410.html 

  • Từ khóa

Vụ hơn 500 người nghi ngộ độc ở Đồng Nai: Tìm thấy khuẩn Salmonella ở một bé trai

Một bé trai điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2 đã được xét nghiệm mẫu bệnh phẩm, kết quả có khuẩn Salmonella trong phân.
11:31 - 07/05/2024
27 lượt xem

Vì sao hay cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ sau bữa ăn trưa?

Cảm giác uể oải, buồn ngủ sau bữa ăn trưa là hiện tượng hết sức bình thường của cơ thể. Ngoài ra, việc chúng ta ăn món gì và bao nhiêu cũng sẽ khiến cảm...
10:20 - 07/05/2024
54 lượt xem

Cảnh báo biến thể COVID-19 mới lây nhanh hơn, né miễn dịch tốt hơn

Biến thể COVID-19 mới có tên KP.2 đang lan nhanh ở Mỹ, Anh và Canada, được cho là có khả năng 'né' miễn dịch tốt hơn tất cả các biến thể trước đây.
08:30 - 07/05/2024
102 lượt xem

Phát hiện sức mạnh tiềm ẩn của trứng đối với ung thư

Các nhà khoa học vừa tìm thấy một chất dinh dưỡng phổ biến có thể ngăn chặn sự phát triển của khối u và làm cho thuốc điều trị ung thư hoạt động tốt...
15:59 - 06/05/2024
517 lượt xem

Người Việt ít đi bộ, giới văn phòng chỉ 600 bước/ngày: Do quá bận rộn hay lười vận động?

“Làm ngày 8 tiếng, về nhà còn con cái, cơm nước, làm gì còn thời gian mà tập thể dục” hay “Suốt ngày tăng ca, công việc áp lực, thời gian làm việc không...
15:45 - 06/05/2024
491 lượt xem