190
/
124661
Trẻ thủng ruột non do nuốt tăm tre
tre-thung-ruot-non-do-nuot-tam-tre
news

Trẻ thủng ruột non do nuốt tăm tre

Thứ 7, 26/02/2022 | 08:53:00
929 lượt xem

Các bác sĩ Khoa Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) đã phẫu thuật cấp cứu thành công cho bệnh nhi 8 tuổi bị thủng ruột non do nuốt tăm tre.

Ê-kíp phẫu thuật gắp thành công chiếc tăm tre ra khỏi lòng ruột non. Ảnh: BVCC 

Bệnh nhi Lương N. A (8 tuổi, trú tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh), được chuyển đến Bệnh viện Bãi Cháy trong tình trạng đau bụng âm ỉ, sốt. Bệnh nhi được thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng. Kết quả CT scanner ổ bụng có hình ảnh dị vật xuyên thành hồi tràng vùng hố chậu phải. 

Các chỉ số xét nghiệm cho thấy tình trạng nhiễm trùng. Các bác sĩ đã hội chẩn, kết luận chẩn đoán viêm phúc mạc do thủng ruột non và chỉ định phẫu thuật nội soi lấy dị vật. 

Quá trình nội soi thăm dò ổ bụng xác định, dị vật giống đầu nhọn của chiếc tăm tre dài khoảng 2,5 cm nằm ở cuối ruột non (đoạn hồi tràng sát manh tràng) đâm xuyên thủng thành ruột. Ê-kíp phẫu thuật đã gắp thành công chiếc tăm tre ra khỏi lòng ruột non, khâu lỗ thủng hồi tràng, lau rửa và đặt dẫn lưu ổ bụng. Sau 3 ngày, trẻ hết đau bụng, trung đại tiện tốt, sức khỏe ổn định. 

Bác sĩ CKI Nguyễn Thái Bình - Phó Trưởng khoa Ngoại, Bệnh viện Bãi Cháy - cho biết: “Dị vật đường tiêu hóa ở trẻ rất thường gặp. Đặc biệt, những dị vật sắc nhọn như tăm tre ở ruột non, dạ dày rất khó để phân hủy. 

Chúng sẽ di chuyển theo chiều dài lòng ruột, có thể đâm thủng ống tiêu hóa và các cơ quan lân cận gây chảy máu, viêm phúc mạc toàn thể, nhiễm trùng nhiễm độc ổ bụng, nhiễm trùng huyết… ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh nếu không can thiệp, phẫu thuật kịp thời”. 

Các bác sĩ Bệnh viện Bãi Cháy khuyến cáo, người lớn và trẻ cần cẩn trọng khi sử dụng tăm xỉa răng. Nên thay đổi thói quen xỉa răng bằng tăm tre. Thay vào đó, nên dùng chỉ nha khoa để tránh những trường hợp nuốt phải tăm. 

Các phụ huynh nên vứt tăm ngay sau khi sử dụng, không ngậm trong miệng. Khi nuốt phải tăm hay bất cứ các dị vật nào khác, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để có thể được can thiệp, phẫu thuật gắp dị vật kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng.

Theo Kim Dung/ GD&TĐ

https://giaoducthoidai.vn/suc-khoe/tre-thung-ruot-non-do-nuot-tam-tre-YJ2XilBng.html

  • Từ khóa

Tầm soát để sớm phòng bệnh tan máu bẩm sinh

Thalassemia là bệnh chưa thể chữa khỏi, nhưng có thể tiến hành các biện pháp phòng bệnh, để hạn chế tỷ lệ trẻ sinh ra hàng năm mắc bệnh và mang gen bệnh,...
16:37 - 07/05/2024
308 lượt xem

5 biểu hiện bệnh thận ở bàn chân cần đi khám ngay

Một trong những điều quan trọng với với bệnh thận là phát hiện sớm dấu hiệu của bệnh. Vì khi phát hiện sớm, bác sĩ sẽ có các biện pháp giúp kiểm soát,...
14:26 - 07/05/2024
391 lượt xem

Vụ hơn 500 người nghi ngộ độc ở Đồng Nai: Tìm thấy khuẩn Salmonella ở một bé trai

Một bé trai điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2 đã được xét nghiệm mẫu bệnh phẩm, kết quả có khuẩn Salmonella trong phân.
11:31 - 07/05/2024
438 lượt xem

Vì sao hay cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ sau bữa ăn trưa?

Cảm giác uể oải, buồn ngủ sau bữa ăn trưa là hiện tượng hết sức bình thường của cơ thể. Ngoài ra, việc chúng ta ăn món gì và bao nhiêu cũng sẽ khiến cảm...
10:20 - 07/05/2024
477 lượt xem

Cảnh báo biến thể COVID-19 mới lây nhanh hơn, né miễn dịch tốt hơn

Biến thể COVID-19 mới có tên KP.2 đang lan nhanh ở Mỹ, Anh và Canada, được cho là có khả năng 'né' miễn dịch tốt hơn tất cả các biến thể trước đây.
08:30 - 07/05/2024
544 lượt xem