190
/
144343
Cảnh báo gia tăng trẻ nhiễm vi rút hợp bào hô hấp
canh-bao-gia-tang-tre-nhiem-vi-rut-hop-bao-ho-hap
news

Cảnh báo gia tăng trẻ nhiễm vi rút hợp bào hô hấp

Thứ 6, 17/03/2023 | 08:56:00
2,135 lượt xem

Hơn 1.000 trẻ nhiễm vi rút hợp bào hô hấp (RSV) từ đầu năm đến nay được ghi nhận tại Bệnh viện (BV) Nhi T.Ư (Hà Nội). Tính riêng từ 1 - 5.3 đã có 157 bệnh nhi nhiễm RSV. Số ca nhiễm RSV phát hiện tại BV Nhi T.Ư đang có xu hướng gia tăng và diễn biến nặng ở nhóm trẻ nhỏ và có bệnh lý nền.

Theo BV Nhi T.Ư, RSV là căn nguyên phổ biến toàn cầu gây ra các nhiễm trùng đường hô hấp dưới ở trẻ nhỏ. Bệnh thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa, đặc biệt là mùa thu - đông hoặc xuân - hè (từ tháng 10 đến tháng 3 hằng năm).

Cảnh báo gia tăng trẻ nhiễm vi rút hợp bào hô hấp - Ảnh 1.

BV NHI T.Ư

Vi rút là một trong những tác nhân quan trọng gây viêm đường hô hấp cấp ở trẻ em, trong đó đứng đầu là RSV, có thể chiếm 20 - 30% các ca nặng nhập viện.

Trẻ nhiễm RSV thường có những dấu hiệu khởi phát là ho, hắt hơi, sổ mũi… Giai đoạn toàn phát: trẻ khò khè, ho, thở nhanh. Trẻ sơ sinh có thể tím tái hoặc có cơn ngừng thở. Bệnh thường gặp ở nhóm dưới 2 tuổi, đặc biệt là dưới 6 tháng tuổi.

Các bác sĩ khuyến cáo: Khi thấy trẻ có một trong các dấu hiệu nặng như: bỏ bú, ăn kém, thở nhanh rút lõm lồng ngực, tím tái, sốt cao, co giật, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Theo chuyên gia hô hấp của BV Nhi T.Ư, bệnh do RSV gây ra không có thuốc điều trị đặc hiệu. Khi trẻ mắc bệnh, cần cho trẻ uống nhiều nước, dùng thuốc hạ sốt và đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt, giàu vitamin… Trẻ có thể tự khỏi, nhưng cần theo dõi sát để phát hiện dấu hiệu nặng và đưa trẻ tới BV kịp thời. Lưu ý cha mẹ không tự mua thuốc cho con uống mà phải tới cơ sở y tế để thăm khám. Bởi cha mẹ sẽ không thể nhận định được trẻ chỉ bị nhiễm vi rút thông thường hay đã bị nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới để quyết định sử dụng thuốc một cách hợp lý.

RSV có khả năng lây lan mạnh, nếu các gia đình chủ quan không cho con đi khám, không biết con nhiễm bệnh sẽ dễ khiến vi rút này phát tán rộng trong cộng đồng.

Để phòng bệnh, tránh đưa trẻ tới nơi công cộng, tiếp xúc với những người có biểu hiện ho, sốt, sổ mũi… Cha mẹ, người chăm sóc trẻ cần rửa tay sạch trước khi chăm sóc trẻ và lưu ý thói quen hôn trẻ có thể làm lây lan vi rút. Vi rút có thể sống vài giờ trên mặt bàn, ghế, đồ chơi, bàn tay, do đó cần vệ sinh sạch các vật dụng cá nhân, đồ chơi, bề mặt thường tiếp xúc.

Theo Thanh niên

https://thanhnien.vn/canh-bao-gia-tang-tre-nhiem-vi-rut-hop-bao-ho-hap-185230316204027466.htm

  • Từ khóa

Vết bầm tím bất thường có thể cảnh báo ung thư

Vết bầm tím là do mạch máu dưới da bị tổn thương, làm máu thoát ra ngoài và tạo thành vết bầm dưới da. Những va chạm đủ mạnh sẽ gây ra các vết bầm tím...
08:56 - 28/04/2024
516 lượt xem

Bác sĩ chia sẻ chế độ ăn giúp kiểm soát huyết áp cao

Người bệnh huyết áp cao cần có chế độ ăn hợp lý, kiểm soát cân nặng, cắt giảm muối, bổ sung lượng kali, magie và canxi phù hợp.
09:15 - 27/04/2024
1,090 lượt xem

Một loại vitamin có khả năng tăng cường miễn dịch ung thư

Nhóm tác giả từ các cơ sở nghiên cứu hàng đầu ở Mỹ và Đan Mạch đã đạt được kết quả bất ngờ trong thử nghiệm liên quan đến ung thư đường tiêu hóa.
17:12 - 26/04/2024
1,509 lượt xem

Testosterone thấp, nam giới nên làm gì?

Nồng độ testosterone thấp ở nam giới có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, tâm trạng, khối lượng xương thấp hơn, giảm ham muốn tình dục… Vậy có cách nào để tăng...
15:42 - 26/04/2024
1,494 lượt xem

Những ai cần tránh ăn súp lơ?

Súp lơ trắng chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe. Tuy nhiên, người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần hạn chế ăn các loại rau họ cải...
14:20 - 26/04/2024
1,488 lượt xem