190
/
148348
TP HCM: Xác định được tác nhân khiến bệnh tay chân miệng nặng ở trẻ
tp-hcm-xac-dinh-duoc-tac-nhan-khien-benh-tay-chan-mieng-nang-o-tre
news

TP HCM: Xác định được tác nhân khiến bệnh tay chân miệng nặng ở trẻ

Thứ 3, 06/06/2023 | 10:45:00
2,050 lượt xem

Theo số liệu giám sát dịch bệnh của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM, số trường hợp trẻ em mắc bệnh tay chân miệng tại thành phố có dấu hiệu gia tăng nhanh trong các tuần gần đây.

Tối 5-6, Sở Y tế TP HCM cho biết nhóm nghiên cứu của Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM) và Đơn vị nghiên cứu lâm sàng ĐH Oxford (OUCRU) – Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM đã giải trình tự gien 6 mẫu bệnh phẩm của bệnh nhi mắc tay chân miệng là B5 - kiểu gien (subgenotype) của EV71.  Đây là tác nhân khiến bệnh tay chân miệng nặng ở trẻ em.

TP HCM: Xác định được tác nhân khiến bệnh tay chân miệng nặng ở trẻ - Ảnh 1.

Bác sĩ thăm khám cho trẻ mắc tay chân miệng tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM). (Ảnh: Hải Yến)

Theo đó, cả 6 mẫu bệnh phẩm đều có triệu chứng nặng đang điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1 có kết quả dương tính với EV71 và đều có kiểu gien B5. Kiểu gien này lần đầu tiên được tìm thấy ở Đài Loan (Trung Quốc) vào năm 2007 và tại TP HCM các năm 2015, 2018.

Sở Y tế cho biết theo số liệu giám sát dịch bệnh của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC), số trường hợp trẻ em mắc bệnh tay chân miệng tại thành phố có dấu hiệu gia tăng nhanh trong các tuần gần đây. Cụ thể, số ca tay chân miệng bắt đầu tăng từ tuần 19 đến tuần 22. Trong đó, số ca mắc trong tuần 22 cao gấp hơn 2 lần số ca mắc trong tuần 19.

Bên canh đó, theo quy luật diễn tiến dịch bệnh sốt xuất huyết hằng năm tại TP HCM, mùa cao điểm của bệnh sẽ bắt đầu khoảng tuần thứ 25 (khoảng 2 đến 3 tuần tới) và dự kiến sẽ kéo dài đến hết tháng 10. 

Trong 2 tuần qua, tuy chỉ mới xuất hiện vài cơn mưa, nhưng qua giám sát của HCDC về hoạt động phòng chống dịch tại các phường xã, đã có 20 điểm nguy cơ (có lăng quăng) trong tổng số 39 điểm được giám sát, chiếm tỉ lệ trên 50%. 

Tỉ lệ này chắc chắn sẽ cao hơn nữa khi TP bước vào mùa mưa, nếu từng địa phương và mỗi hộ gia đình không quyết liệt diệt muỗi, diệt lăng quăng để kiểm soát dịch.

Từ thực tiễn nêu trên, HCDC nhận định trong những tháng sắp tới TP HCM đứng trước nguy cơ dịch chồng dịch rất lớn nếu cả thành phố không chủ động thực hiện đồng thời các biện pháp kiểm soát cả 2 bệnh này ngay từ lúc này.

Theo Người lao động

https://nld.com.vn/suc-khoe/tp-hcm-xac-dinh-duoc-tac-nhan-khien-benh-tay-chan-mieng-nang-o-tre-20230605200650246.htm 

  • Từ khóa

Dưa hấu và dưa lưới: Loại quả nào tốt hơn cho sức khỏe?

Nhờ hàm lượng nước cao, dưa là lựa chọn tối ưu cho chế độ ăn kiêng vào mùa hè. Nhưng ăn dưa hấu và dưa lưới, loại nào tốt hơn cho sức khỏe?
12:39 - 04/05/2024
11 lượt xem

AstraZeneca thừa nhận vắc xin có thể gây cục máu đông, có đáng lo?

Lần đầu tiên AstraZeneca thừa nhận vắc xin COVID-19 của hãng có thể gây cục máu đông, nói đây là tác dụng phụ hiếm gặp. Nhiều người ở Việt Nam đã tiêm...
14:51 - 03/05/2024
547 lượt xem

WHO: Không chỉ rượu, thức uống này cũng dễ gây ung thư gan

Nguy cơ ung thư biểu mô tế bào gan có thể tăng đến 83% bởi một loại đồ uống mà nhiều người tưởng rằng không liên quan đến cơ quan này.
11:21 - 03/05/2024
616 lượt xem

Phát hiện dạng đậu mùa khỉ mới dễ lây, có thể khiến 10% người bệnh tử vong

Theo Tổ chức Y tế thế giới, CHDC Congo đã báo cáo gần 300 trường hợp tử vong nghi ngờ do đậu mùa khỉ (mpox) kể từ tháng 1-2024.
09:39 - 03/05/2024
680 lượt xem

Bệnh nghề nghiệp nào được Bộ Y tế đề xuất hưởng bảo hiểm xã hội?

Bộ Y tế đề xuất quy định Danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội và hướng dẫn chẩn đoán, giám định bệnh nghề nghiệp.
07:44 - 03/05/2024
735 lượt xem