190
/
159729
Số người Việt không biết bị nhiễm nấm phổi chiếm đến 90%
so-nguoi-viet-khong-biet-bi-nhiem-nam-phoi-chiem-den-90
news

Số người Việt không biết bị nhiễm nấm phổi chiếm đến 90%

Thứ 6, 02/02/2024 | 07:59:00
2,152 lượt xem

Nấm phổi được ví như 'kẻ giết người giấu mặt', với tỉ lệ gây tử vong cao (khoảng 50-70%) nếu người bệnh không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Hiện Việt Nam có đến 90% số người nhiễm nấm phổi chưa được phát hiện và điều trị.

Bác sĩ Bệnh viện Phổi trung ương thăm khám, tư vấn cho bệnh nhân - Ảnh: BVCC

Bác sĩ Bệnh viện Phổi trung ương thăm khám, tư vấn cho bệnh nhân - Ảnh: BVCC

Đây là chia sẻ của bác sĩ Đinh Văn Lượng - giám đốc Bệnh viện Phổi trung ương, trong hội thảo khoa học "Những thách thức trong chẩn đoán và điều trị nấm phổi" chiều 1-2 tại Hà Nội.

Hội thảo được tổ chức trực tiếp và trực tuyến với khoảng 1.000 chuyên gia, y bác sĩ trong và ngoài nước tham gia nhằm trang bị kiến thức, nâng cao nhận thức của nhân viên y tế cũng như cộng đồng về bệnh nấm phổi.

Nấm phổi từ bụi bẩn, công trình xây dựng

Theo bác sĩ Lượng, nấm phổi là một bệnh lý nhiễm trùng do nấm xâm nhập vào phổi. Nấm phổi do các loại nấm khác nhau gây ra như nấm Aspergillus, Cryptococcus neoformans, và Histoplasma capsulatum. Bệnh nấm phổi thường gặp nhất là do nấm Aspergillus.

Tại Việt Nam, có khoảng 50% bệnh nhân đã từng mắc lao, đến khám lại tại các cơ sở chuyên khoa hô hấp mắc nấm Aspergillus phổi mãn tính. Việt Nam cũng là nước có gánh nặng nấm Aspergillus phổi mãn tính đứng thứ 5 trên thế giới với trên 55.000 ca.

"Các loại nấm phổi có thể tồn tại ở nhiều nơi trong môi trường như đất, nước, không khí, trên các vật dụng... và có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, thường gây bệnh cho những người có hệ miễn dịch yếu.

Trong đó, hít phải bào tử nấm là nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh nấm phổi. Bào tử nấm có kích thước rất nhỏ, có thể bay lơ lửng trong không khí và dễ dàng được hít vào cơ thể.

Một số loại nấm thường gây bệnh nấm phổi qua đường hô hấp như Aspergillus (thường gặp trong đất, bụi bẩn và các công trình xây dựng); Cryptococcus neoformans (thường gặp trong phân chim bồ câu); Histoplasma capsulatum (thường gặp trong đất, phân chim dơi).

Với những người có hệ miễn dịch suy yếu như ung thư, đái tháo đường, người sử dụng thuốc corticosteroid trong thời gian dài, người sau ghép tạng, đã mắc bệnh về phổi từ trước có nguy cơ cao mắc bệnh nấm phổi hơn so với người bình thường", bác sĩ Lượng thông tin.

Phòng nấm phổi thế nào?

Bác sĩ Lượng cũng nhận định sau đại dịch COVID-19, ti lệ bệnh nhân mắc nấm phổi phải nhập viện gia tăng đáng kể.

Bác sĩ Nguyễn Thị Bích Ngọc (Bệnh viện Phổi trung ương) cũng cho hay hầu hết bệnh nhân thường đến khám vì ho ra máu kéo dài không rõ lý do, sốt kéo dài kèm đau ngực, ho khạc đờm kéo dài kèm khó thở như hen.

Người mắc nấm phổi nếu không được điều trị, phần phổi bị phá hủy sẽ ngày một lớn, dẫn đến mất chức năng phổi. Người bệnh thường có biểu hiện là ho ra máu, khó thở và suy mòn… dần dần người bệnh sẽ tử vong.

"Bệnh nấm Aspergillus có thể điều trị được bằng các thuốc kháng nấm, khoảng 50% số trường hợp không được điều trị có thể tử vong sau 5 năm.

Những trường hợp được phát hiện và điều trị sớm có thể điều trị khỏi bằng các thuốc kháng nấm. Một phần lớn các trường hợp chẩn đoán và điều trị muộn cần phải phẫu thuật, nút mạch cầm máu song song với việc điều trị thuốc nấm kéo dài. Những trường hợp này, nguy cơ tử vong cao trước và sau phẫu thuật.

Những trường hợp muộn khác có thể biểu hiện bằng tình trạng suy mòn, khó thở nhập viện thường xuyên vì các tình trạng nhiễm khuẩn phổi.

Vì vậy, việc chẩn đoán phát hiện và điều trị sớm nấm phổi là vô cùng quan trọng để giúp bệnh nhân kéo dài thời gian sống khỏe mạnh", bác sĩ Ngọc cho hay.

Để phòng bệnh nấm phổi, các bác sĩ cũng khuyến cáo người dân tránh tiếp xúc với môi trường nấm mốc, giữ gìn vệ sinh môi trường sống, tăng cường sức đề kháng, sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt, chú ý khám bệnh định kỳ nếu có bệnh lý phổi nền. 

Theo Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/so-nguoi-viet-khong-biet-bi-nhiem-nam-phoi-chiem-den-90-20240201174255316.htm

  • Từ khóa

Dấu hiệu sưng trên cơ thể cảnh báo ung thư tuyến tiền liệt

Giống như bất kỳ loại ung thư nào, ung thư tuyến tiền liệt xảy ra khi các tế bào khỏe mạnh phát sinh những biến đổi di truyền bất thường. Hệ quả là khiến...
15:59 - 09/05/2024
318 lượt xem

Lợi ích của sự... lo âu

Haley Weaver luôn lo âu. Lúc lên 5, Weaver từng lo cha mẹ sẽ không quay về nhà sau khi thuê người trông trẻ. Cô đã cắn móng tay trong căng thẳng, cho đến...
14:26 - 09/05/2024
330 lượt xem

Vi rút gây ung thư cổ tử cung xuất hiện ở nam giới

Nhiều người nghĩ rằng vi rút HPV có thể gây ung thư cổ tử cung, tuy nhiên thực tế loại vi rút này còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến bộ phận sinh dục của nam...
09:59 - 09/05/2024
470 lượt xem

Nhóm người ngộ độc nặng vì ăn sâu ban miêu

Sau khi ăn món sâu ban miêu từ 1-3 giờ, nhóm người có biểu hiện nôn, đau bụng, chướng bụng, tiểu buốt, có người đi tiểu ra máu
07:28 - 09/05/2024
534 lượt xem

Xét nghiệm máu giúp dự đoán được đột quỵ trước khi nó xảy ra

Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí khoa học Stroke, các nhà khoa học đã phát minh ra một xét nghiệm máu đơn giản có thể xác định liệu một...
16:33 - 08/05/2024
885 lượt xem