9
/
159601
Tranh cãi khi 'thầy phong thủy' nói không nên cúng giao thừa Giáp Thìn vào ngày 30?
tranh-cai-khi-thay-phong-thuy-noi-khong-nen-cung-giao-thua-giap-thin-vao-ngay-30
news

Tranh cãi khi 'thầy phong thủy' nói không nên cúng giao thừa Giáp Thìn vào ngày 30?

Thứ 3, 30/01/2024 | 14:10:00
2,692 lượt xem

Mạng xã hội đang tranh cãi khi một số 'thầy phong thủy' cho rằng Tết Giáp Thìn không nên cúng giao thừa đúng đêm 30 mà nên cúng vào 25 hoặc 27 tháng chạp.

Mấy ngày gần đây, mạng xã hội TikTok xuất hiện một số clip "thầy phong thủy" đưa ra lời khuyên không nên cúng giao thừa Tết Giáp Thìn. Lý do được đưa ra là: "vì là năm nay là năm chuyển giao chuyển vận, từ vận 8 sang vận 9, năm không vong, dòng năng lượng của những ngày cuối năm trong vận cuối này rất xấu, chúng ta không nên cúng giao thừa".

Từ đó, các "thầy" này cho rằng nên cúng giao thừa năm nay vào 25 hoặc 27 tháng chạp.

Một số "thầy phong thủy" khác lại cho rằng, cúng giao thừa là truyền thống của dân tộc Việt Nam nên năm nào cũng nên lưu giữ truyền thống đó.

Tranh cãi nảy lửa: Tết Giáp Thìn nên cúng giao thừa ngày 25 hoặc 27 tháng chạp?- Ảnh 1.

Với nhiều gia đình Việt, giao thừa thường có mâm cúng ở trong nhà và cả mâm cúng ngoài trời Diệu Mi

Dưới các clip thu hút hàng ngàn lượt bình luận, chia sẻ, tranh luận. Phần lớn các ý kiến cho rằng, cúng giao thừa là truyền thống từ bao đời của các gia đình Việt, việc cúng phải được thực hiện vào đúng thời khắc giao thừa, không thể nào đổi qua cúng 25 hay 27 tháng chạp được.

Tài khoản Mơ Quỳnh viết: "Cúng giao thừa là đón rước ông bà, mời ông bà về ăn tết cùng gia đình, mùng 3 cúng đưa tiễn ông bà đi. Bao đời ông bà đều cúng". Đồng quan điểm, TikToker Tuấn Trần bày tỏ: "Ai không cúng thì thôi, còn tôi cúng bình thường". "Tui không biết vận nào hết mà cứ theo ông cha ta xưa giờ là phải cúng giao thừa, không thể bỏ được", nickname A.T viết. Tài khoản Cà Pháo cũng bày tỏ: "Nghe câu không cúng giao thừa là thấy xà lơ rồi".

Cúng giao thừa là tập tục văn hóa của người Việt vào đêm 30 tháng chạp hoặc 29 tháng chạp đối với tháng thiếu. Đây là thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới. Không thể nào cúng giao thừa mà lại làm vào ngày 25 hay 27 tháng chạp

TS Dương Hoàng Lộc

Ở luồng ý kiến ngược lại, một số người dùng TikTok kể từ trước tới nay gia đình không có thói quen cúng giao thừa. "Cúng hay không cúng cũng thấy nghèo quanh năm", TikTok tên Kiều Duyên nói. Nickname Hùng Nguyễn nêu ý kiến: "Cúng hay không không quan trọng, quan trọng là tâm".

"Vô căn cứ"

TS Dương Hoàng Lộc, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo và Đạo đức, Trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP.HCM) cho rằng quan điểm Tết Giáp Thìn không nên cúng giao thừa vào đêm giao thừa mà nên cúng vào 25 hoặc 27 tháng chạp là vô căn cứ.

Theo TS Dương Hoàng Lộc, lễ giao thừa hay còn gọi là lễ Trừ tịch, được cử hành vào đúng thời khắc kết thúc năm cũ, chuyển sang năm mới. Lễ cúng giao thừa được thực hiện ở cả trong nhà và ngoài trời.

Tranh cãi nảy lửa: Tết Giáp Thìn nên cúng giao thừa ngày 25 hoặc 27 tháng chạp?- Ảnh 2.

Giao thừa là thời khắc thiêng liêng đánh dấu thời khắc bắt đầu năm mới Diệu Mi

Sở dĩ người Việt có truyền thống cúng giao thừa là vì ông bà ta ngày xưa tin rằng mỗi năm có một vị Hành khiển trông coi việc nhân gian. Hết một năm, thần năm cũ bàn giao lại công việc cho vị thần năm mới nên các gia đình có mâm cúng ở ngoài trời để tiễn thần năm cũ và đón thần năm mới.

"Cúng giao thừa là tập tục văn hóa của người Việt vào đêm 30 tháng chạp hoặc 29 tháng chạp đối với tháng thiếu. Đây là thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới. Không thể nào cúng giao thừa mà lại làm vào ngày 25 hay 27 tháng chạp", TS Dương Hoàng Lộc nói.

Tranh cãi nảy lửa: Tết Giáp Thìn nên cúng giao thừa ngày 25 hoặc 27 tháng chạp?- Ảnh 3.

Mâm cúng giao thừa của người Việt khác nhau ở 3 miền Diệu Mi

Đồng quan điểm, ông Hoàng Triệu Hải, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu lý học Đông Phương cũng cho rằng đêm giao thừa hay còn gọi là đêm Trừ tịch. Việc chuẩn bị mâm cúng trong đêm giao thừa, cùng với bữa cơm tất niên là điều vô cùng ý nghĩa và thiêng liêng của người Việt.

Theo ông Hải, việc thực hiện nghi lễ truyền thống cúng giao thừa, tống cựu nghinh tân tức là chúng ta đang tạm biệt năm cũ và đón chào năm mới; không liên quan tới việc chuyển vận từ vận 8 sang vận 9. "Sự hiểu sai lệch giữa phong tục truyền thống và hệ thống vận khí trong phong thủy địa lý là hai phạm trù hoàn toàn khác. Bạn có không cúng thì vận khí vẫn dịch chuyển theo tính quy luật của nó và chúng ta vẫn chào đón năm mới", ông Hải phân tích.

Cũng theo Giám đốc Trung tâm nghiên cứu lý học Đông Phương, cho dù ngày mùng 1 tết tốt hay xấu thì người Việt vẫn có thói quen đi chúc tết gia đình, họ hàng, bạn bè với những lời chúc tốt đẹp trong năm mới.

Theo Thanh niên

https://thanhnien.vn/tranh-cai-khi-thay-phong-thuy-noi-khong-nen-cung-giao-thua-giap-thin-vao-ngay-30-185240129210654727.htm

  • Từ khóa

'Nếu không có cơ chế thử nghiệm, làm rất sợ sai'

Chia sẻ tại Hội nghị khung pháp lý hỗ trợ doanh nghiệp muốn ứng dụng công nghệ tiên phong mới trên thế giới tại Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Vĩnh, Phó giám...
08:24 - 10/05/2024
56 lượt xem

Tích tụ ngân hàng hạnh phúc

Có bao giờ bạn tự hỏi chính mình đã thực sự hạnh phúc chưa? Hay bạn có bao nhiêu hạnh phúc không?
15:51 - 09/05/2024
461 lượt xem

Chuyện về người chỉ huy ban tác chiến của Lữ đoàn Tàu săn ngầm

25 năm trưởng thành trong môi trường quân ngũ, trung tá Nguyễn Như Quỳnh đã có gần 20 năm gắn bó tại Lữ đoàn 171 Hải quân (Lữ đoàn Tàu săn ngầm hiện đại)...
14:41 - 09/05/2024
468 lượt xem

Rước dâu chỉ có 3 tráp, 3 triệu tiền thách cưới, nhà gái ngỡ ngàng

"Một cô dâu được nhà chồng xin về với 3 tráp cùng thách cưới 3 triệu đồng. Cả nhà mình ngỡ ngàng, ngơ ngác, bật ngửa, suýt thì hủy đám, khỏi đưa dâu".
10:38 - 09/05/2024
576 lượt xem

Kỹ năng ứng xử nào gây nhức đầu nhất ở công sở?

Môi trường công sở là nơi để mỗi người thể hiện năng lực, nhưng cũng đồng thời mang lại cơ hội học hỏi để tăng kỹ năng.
07:42 - 09/05/2024
604 lượt xem